[MEDICLAW] NHỮNG HÀNH VI NGHIÊM CẤM THỰC HIỆN TRONG HÀNH NGHỀ KHÁM CHỮA BỆNH
Ngày 14 tháng 11 năm 2013 Bộ y tế ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế – Nghị định số 176/2013/NĐ-CP, trong đó có quy định về các hành vi nghiêm cấm đối với việc hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề trái quy định.
Theo Nghị định này, Bộ y tế quy định 13 hành vi nghiêm cấm người hành nghề thực hiện trong quá trình hành nghề khám chữa bệnh:
- Sử dụng rượu, bia, thuốc lá trong khi đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
- Không đeo biển tên;
- Không sử dụng trang bị phòng hộ theo quy định của pháp luật.
- Không tôn trọng quyền của người bệnh theo quy định của pháp luật.
- Cản trở người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Chỉ định sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hoặc gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác vì mục đích vụ lợi;
- Lợi dụng nghề nghiệp để quấy rối tình dục người bệnh;
- Người nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh bằng tiếng Việt nhưng chưa được công nhận là biết tiếng Việt thành thạo hoặc bằng ngôn ngữ khác không phải là tiếng Việt mà chưa được đăng ký sử dụng;
- Chỉ định điều trị, kê đơn thuốc bằng ngôn ngữ khác không phải là tiếng Việt mà ngôn ngữ đó chưa được đăng ký sử dụng hoặc người phiên dịch chưa được công nhận đủ trình độ phiên dịch dịch sang tiếng Việt;
- Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ, bệnh án làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh;
- Sử dụng hình thức mê tín khi hành nghề.
- Bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền;
- Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuỳ mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, nếu người hành nghề vi phạm một trong các hành vi trên thì sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt như: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng, nặng hơn là Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, Nghị định 176/2013/NĐ-CP còn quy định Hình thức Xử phạt nặng khi người hành nghề vi phạm trong việc sử dụng chứng chỉ hành nghề. Cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Hành nghề không có chứng chỉ hành nghề; Hướng dẫn chủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề Y -Dược
- Hành nghề đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề;
- Hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn được phép, trừ trường hợp cấp cứu;
- Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề để hành nghề;
- Cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề;
- Không khẩn trương sơ cứu, cấp cứu người bệnh; từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Đối với những trường hợp vi phạm nhiều lần, các trường hợp xét thấy cần xử phạt nặng, người hành nghề còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như:
- Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;
- Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng