01

Th12

Điều kiện và Thủ tục thành lập Công ty ngành Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại

 Ngành Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại ở Việt Nam hiện nay đang ngày càng được quan tâm và mở rộng kinh doanh. Vậy nên hiện có rất nhiều nhà kinh doanh mong muốn thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực này, tuy nhiên kéo theo đó là những thắc mắc về quy định của pháp luật trong thủ tục thành lập công ty hoạt động ngành Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến quý bạn đọc những quy định của pháp luật về vấn đề này. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

 

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật doanh nghiệp 2020

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP

– Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT

 

II. NGÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TỪ KHOÁNG PHI KIM LOẠI LÀ GÌ?

1. Khái niệm

Khoáng sản phi kim loại có thể được mô tả là khoáng sản không bao gồm kim loại. Hay nói cách khác, đây là những thành tạo khoáng vật không luyện được ra kim loại và hợp kim, không dùng làm chất đốt. Bao gồm các vật liệu xây dựng và nguyên liệu xi măng (đá vôi, đá sét, vôi, sét, cát, cuội, sỏi…), nguyên liệu gốm, sành sứ, thuỷ tinh (sét, caolanh, fenpat, cát thạch anh), nguyên liệu chịu lửa (sét chịu lửa, đisten, silimanit), nguyên liệu chế tạo hoá chất và phân bón (pirit, apatit, photphorit), các loại muối khoáng (NaCl, KCl…), nguyên liệu kĩ thuật (thạch anh áp điện, graphit, mica), các loại đá quý và nửa quý (kim cương, rubi, saphia, nefrit, emơrôt…)….

Khoáng sản phi kim loại được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau để sản xuất các sản phẩm khác nhau; mica được sử dụng trong ngành điện và điện tử, đá vôi được sử dụng nhiều trong ngành xi măng. Chúng cũng được sử dụng trong sản xuất phân bón và vật liệu chịu lửa sản xuất.

Theo quy định của pháp luật, nhóm ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác gồm những hoạt động được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, theo đó:

Ngành này gồm: Các hoạt động sản xuất khác nhau liên quan đến đơn chất của khoáng. Hoạt động sản xuất thủy tinh và sản phẩm thủy tinh (ví dụ tấm thủy tinh, thủy tinh rỗng, sợi thủy tinh…) và sản phẩm gốm, sản phẩm đất sét nung, xi măng và thạch cao từ các nguyên liệu thô thành sản phẩm hoàn thiện. Tạo dáng và hoàn thiện đá và các sản phẩm khoáng khác cũng được phân vào ngành này.

2. Điều kiện thành lập công ty ngành sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại

Theo quy định của pháp luật hiện nay, ngành Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại  không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy nên để có thể đăng ký thành lập công ty sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại thì chỉ cần chuẩn bị một bộ hồ sơ hợp lệ theo đúng quy định của pháp luật.

 

III. THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY NGÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TỪ KHOÁNG PHI KIM LOẠI

Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập doanh nghiệp

– Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với công ty mình. Hiện nay, có những loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và công ty cổ phần

– Tên doanh nghiệp: Doanh nghiệp lưu ý tên doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau:

+ Không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

+ Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

+ Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

(Xem them thêm quy định về đặt tên doanh nghiệp tại: Điều 37, 38, 39 Luật Doanh nghiệp, Điều 18, 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

– Địa chỉ trụ sở: Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có); Lưu ý: Địa chỉ trụ sở chính của công ty không được là chung cư hoặc nhà tập thể.

– Vốn điều lệ: Đối với Công ty hoạt động ngành sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại không phải ngành nghề yêu cầu vốn pháp định. Vì vậy, pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu và tối đa. Lưu ý: Vốn điều lệ phải được góp đủ trong 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép ĐKKD. Trường hợp đối với công ty cổ phần nếu Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần có quy định mức thời hạn ngắn hơn thì phải tuân theo quy định đó.

– Ngành nghề kinh doanh:

Doanh nghiệp có thể kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm, có thể chuyên về ngành sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại hoặc kinh doanh thêm những ngành nghề phụ bên cạnh các ngành nghề về ngành sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại

Lưu ý: Doanh nghiệp tham khảo quyết định 27/2018/QĐ-TTg để lựa chọn và thêm mã ngành phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Sau đây là một số mã ngành nghề thuộc lĩnh vực ngành sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại mà doanh nghiệp có thể lựa chọn:

+ Mã ngành 2301: Sản xuất thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh

+ Mã ngành 2391: Sản xuất sản phẩm chịu lửa

+ Mã ngành 2392: Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét

+ Mã ngành 2393: Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác

+ Mã ngành 2394: Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao

+ Mã ngành 2395: Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ bê tông, xi măng và thạch cao

+ Mã ngành 2396: Cắt tạo dáng và hoàn thiện đá

+ Mã ngành 2399: Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác chưa được phân vào đâu

+ Mã ngành 4773: Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh

+ Mã ngành 4649: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

+ Mã ngành 4759: Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu;

b) Điều lệ công ty ( áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh, công ty TNHH, Công ty cổ phần)

c) Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh);

d) Bản sao các giấy tờ sau đây:

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

– Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

e) Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền

Bước 3: Nộp Hồ sơ:

– Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:

+ Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

+ Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 4: Nhận kết quả:

– Sau 3 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.

– Lệ phí: lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 đồng/hồ sơ; phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000/lần (Thông tư 47/2019/TT-BTC)

 

IV. NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1. Các thủ tục nào phải làm sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?

Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xem là hoàn thành nước đầu tiên trong việc thành lập công ty. Tuy nhiên, để công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty phải thực hiện các công việc ban đầu khi mới thành lập như sau:

– Khắc con dấu cho công ty;

– Treo biển tại trụ sở công ty;

– Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp

– Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;

– Thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu;

– Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

2. Các loại thuế, lệ phí phải đóng sau khi thành lập công ty?

– Thuế môn bài: Năm đầu tiên được miễn lệ phí môn bài. Thời hạn nộp lệ phí Môn bài chậm nhất ngày 30/1 hằng năm

– Thuế thu nhập doanh nghiệp: Tùy vào mức thu nhập của doanh nghiệp, công ty sẽ phải đóng số thuế đúng quy định.

– Thuế xuất – nhập khẩu: Nếu công ty hoạt động trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh ngành Sản xuất trang phục mà có liên quan đến xuất nhập khẩu thì cần đóng đủ thuế khi tiến hành xuất – nhập khẩu hàng hóa.

– Thuế giá trị gia tăng: Công ty đóng thuế theo tháng hoặc quý.

 

KHUYẾN NGHỊ CỦA LUẬT 3S:

[1] Đây là Bài viết khái quát chung về vấn đề pháp lý mà quý Khách hàng, độc giả của Luật 3S đang quan tâm, không phải ý kiến pháp lý nhằm giải quyết trực tiếp các vấn đề pháp lý của từng Khách hàng. Do đó, bài viết này không xác lập quan hệ Khách hàng –  Luật sư, và không hình thành các nghĩa vụ pháp lý của chúng tôi với quý Khách hàng.

[2] Nội dung bài viết được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định pháp luật có hiệu lực ngay tại thời điểm công bố thông tin, đồng thời bài viết có thể sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (nếu có). Tuy nhiên, lưu ý về hiệu lực văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại mà mọi người đọc được bài viết này. Do đó, cần kiểm tra tính hiệu lực của văn bản pháp luật trước khi áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý của mình hoặc liên hệ Luật 3S để được tư vấn giải đáp.

[3] Để được Luật sư, chuyên gia tại Luật 3S hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, quý Khách hàng vui lòng liên hệ Luật 3S theo thông tin sau: Hotline: 0363.38.34.38 (Zalo/Viber/Call/SMS) hoặc Email: info.luat3s@gmail.com

[4] Dịch vụ pháp lý tại Luật 3S:

Tư vấn Luật | Dịch vụ pháp lý | Luật sư Riêng | Luật sư Gia đình | Luật sư Doanh nghiệp | Tranh tụng | Thành lập Công ty | Giấy phép kinh doanh | Kế toán Thuế – Kiểm toán | Bảo hiểm | Hợp đồng | Phòng pháp chế, nhân sự thuê ngoài | Đầu tư | Tài chính | Dịch vụ pháp lý khác …

 

Tin tức liên quan