THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI
Các hoạt động trợ giúp xã hội như: Trợ giúp đối với người có công, thương bệnh binh, người già, người khuyết tật và các hoạt động trợ giúp xã hội khác như bảo vệ và dìu dắt trẻ em và thanh thiếu niên; cho, nhận con nuôi; hoạt động từ thiện…là những hoạt động tốt đẹp mà xã hội hiện nay đang quan tâm rất nhiều. Tuy nhiên để có thể thực hiện các hoạt động trên đúng với các quy định thì doanh nghiệp thành lập trong lĩnh vực này phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Cùng theo dõi bài viết sau để hiểu rõ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp trợ giúp xã hội và thủ tục đăng ký kinh doanh đối với lĩnh vực này như thế nào nhé!
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Luật doanh nghiệp 2020;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp ;
– Thông tư 01/202/TT-BKHĐT ngày 16/03/2021 Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
– Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg ngày 06/07/2018 Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;
– Luật đầu tư 2020;
– Nghị định 103/2017/NĐ-CP về thành lập và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.
II. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH NGÀNH HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI
1. Hoạt động trợ giúp xã hội là gì?
Căn cứ theo quyết định 27/2018/QĐ-Ttg về hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam thì
Hoạt động trợ giúp xã hội bao gồm: Hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh, bệnh binh; người bị tâm thần, người có công với cách mạng, người già, người khuyết tật, trẻ mồ coi và các hoạt động và các hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung như: phong trào đền ơn, đáp nghĩa bằng những hình thức và việc làm thiết thực như tặng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm, chăm sóc, giáo dục, đỡ đầu, giải quyết việc làm v.v… nhằm hỗ trợ ổn định đời sống cho các đối tượng này.
2. Các loại hình cơ sở trợ giúp xã hội
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 103/2017/NĐ-CP, cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm các loại hình như sau:
1. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi.
2. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
3. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật.
4. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.
5. Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp thực hiện việc chăm sóc nhiều đối tượng bảo trợ xã hội hoặc đối tượng cần trợ giúp xã hội.
6. Trung tâm công tác xã hội thực hiện việc tư vấn, chăm sóc khẩn cấp hoặc hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho đối tượng cần trợ giúp xã hội.
7. Cơ sở trợ giúp xã hội khác theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện kinh doanh ngành Hoạt động trợ giúp xã hội
Hoạt động trợ giúp xã hội không phải là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư 2020. Chính vì vậy, để thành lập công ty hoạt động trợ giúp xã hội thì doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị hồ sơ hợp lệ để đăng ký kinh doanh theo (quy định chung) thì doanh nghiệp đã có thể hoạt động hợp pháp. Tuy nhiên, đây vẫn là hoạt động chịu sự quản lý của nhà nước. Do đó, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện thủ tục đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội với cơ quan có thẩm quyền, và đáp ứng một số điều kiện như sau:
a) Môi trường và vị trí
Cơ sở phải đặt tại địa điểm thuận tiện về tiếp cận giao thông, trường học, bệnh viện, không khí trong lành có lợi cho sức khỏe của đối tượng; có điện, nước sạch phục vụ cho sinh hoạt.
(Điều 23 Nghị định 103/2017/NĐ-CP)
b) Cơ sở vật chất
Cơ sở phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất sau:
Diện tích đất tự nhiên: Bình quân 30 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 10 m2/đối tượng ở khu vực thành thị. Đối với cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, diện tích đất tự nhiên phải đảm bảo tối thiểu 80 m2/đối tượng ở khu vực thành thị, 100 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 120 m2/đối tượng ở khu vực miền núi.
Diện tích phòng ở của đối tượng bình quân tối thiểu 6 m2/đối tượng. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở bình quân tối thiểu 8 m2/đối tượng. Phòng ở phải được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng.
Cơ sở phải có khu nhà ở, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi nội bộ; khu sản xuất và lao động trị liệu (nếu có điều kiện).
Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em tiếp cận và sử dụng thuận tiện.
(Điều 24 Nghị định 103/2017/NĐ-CP)
c) Nhân viên trợ giúp xã hội
Nhân viên trợ giúp xã hội phải bảo đảm tiêu chuẩn sau đây:
a) Có sức khỏe để thực hiện trợ giúp xã hội đối tượng;
b) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
c) Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
d) Có kỹ năng để trợ giúp xã hội đối tượng.
Có đội ngũ nhân viên trợ giúp xã hội bảo đảm đủ về số lượng, trình độ chuyên môn đạt tiêu chuẩn phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ của cơ sở.
(Điều 25 Nghị định 103/2017/NĐ-CP)
d) Điều kiện cấp giấy phép hoạt động
Cơ sở được cấp giấy phép hoạt động khi có đủ các điều kiện sau đây:
Cơ sở trợ giúp xã hội công lập được thành lập theo quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định 103/2017/NĐ-CP; cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập theo quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định 103/2017/NĐ-CP hoặc cơ sở trợ giúp xã hội được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý hội hoặc cơ sở trợ giúp xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Người đứng đầu cơ sở phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.
Có nhân viên trực tiếp tư vấn, chăm sóc đối tượng.
Trường hợp cơ sở có chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng thì ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 Nghị định 103/2017/NĐ-CP còn phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực quy định tại Mục 1 Chương IV Nghị định 103/2017/NĐ-CP.
(Điều 26 Nghị định 103/2017/NĐ-CP)
đ) Điều kiện đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội đối với cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn
Cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội khi có đủ các điều kiện sau:
Người đứng đầu, nhân viên của cơ sở phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội; không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
Có nhân viên trợ giúp xã hội cho đối tượng;
Đáp ứng các điều kiện cơ bản về nhà ở, nhà bếp, điện, nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho đối tượng.
(Điều 44 Nghị định 103/2017/NĐ-CP)
III. THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI
Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập doanh nghiệp
(1) Loại hình doanh nghiệp:
Tùy theo số lượng thành viên góp vốn, nhu cầu và mong muốn mà Doanh nghiệp sẽ chọn loại hình phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay, có những loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và công ty cổ phần
(2) Tên doanh nghiệp:
Doanh nghiệp lưu ý tên doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau:
a. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
– Loại hình doanh nghiệp:
Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
– Tên riêng doanh nghiệp:
– Tên riêng doanh nghiệp: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
b. Những điều cấm khi đặt tên Doanh nghiệp
– Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội – Thể thao, giải trí, văn hóa nghệ thuật, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – Thể thao, giải trí, văn hóa nghệ thuật để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
– Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định của luật doanh nghiệp, như sau:
+ Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-“, “_”;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
+ Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
(Xem thêm quy định về đặt tên doanh nghiệp tại: Điều 37, 38, 39 Luật Doanh nghiệp, Điều 18, 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
(3) Địa chỉ trụ sở: Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có); Công ty có thể đặt địa chỉ trụ sở chính tại Nhà ở riêng lẻ hoặc Toà nhà văn phòng, Địa điểm được nhà nước phê duyệt có công năng thương mại (được phép kinh doanh).
Lưu ý: Trụ sở công ty không được đặt tại Nhà chung cư nếu Chung cư đó chỉ có chức năng để ở (tức không có chức năng kinh doanh).
(4) Vốn điều lệ: Hoạt động trợ giúp xã hội không phải là ngành nghề yêu cầu vốn pháp định. Do đó, doanh nghiệp có thể tự do đăng ký kinh doanh mà không phải lo mức vốn tối thiểu và tối đa là bao nhiêu.
Lưu ý: Vốn điều lệ phải được góp đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày được Sở kế hoạch đầu tư cấp giấy phép Đăng ký kinh doanh. Trường hợp đối với công ty cổ phần, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên nếu Điều lệ công ty quy định mức thời hạn góp vốn ngắn hơn thì phải tuân theo quy định đã cam kết đó.
(5) Ngành nghề kinh doanh:
Doanh nghiệp có thể kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Doanh nghiệp căn cứ quyết định 27/2018/QĐ-TTg để lựa chọn và đăng ký mã ngành phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Sau đây là mã ngành nghề thuộc lĩnh vực Hoạt động trợ giúp xã hội
871 – 8710: Hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng
Nhóm này gồm: Hoạt động của các cơ sở điều dưỡng và an dưỡng cung cấp dịch vụ bệnh nhân nội trú cho những người vừa bình phục từ phòng khám bệnh, có sức khoẻ yếu hoặc trong điều kiện cần kiểm tra và giám sát bởi nhân viên y tế, vật lý trị liệu và tập luyện phục hồi chức năng và nghỉ ngơi.
87101: Hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương bệnh binh
Nhóm này gồm: Hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động từ 81% trở lên do tình trạng thương tật, bệnh tật hoặc do hoàn cảnh đặc biệt không thể về sinh sống với gia đình thì được tổ chức nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng của tỉnh, thành phố nơi gia đình của thương bệnh binh cư trú.
87109: Hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng các đối tượng khác
Nhóm này gồm:
– Nhà dưỡng lão có sự chăm sóc điều dưỡng;
– Nhà an dưỡng;
– Nhà nghỉ có chăm sóc điều dưỡng;
– Các cơ sở chăm sóc điều dưỡng;
– Nhà điều dưỡng.
Loại trừ:
– Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà được phân vào ngành 86 (Hoạt động y tế);
– Nhà dưỡng lão không có hoặc có sự chăm sóc điều dưỡng tối thiểu được phân vào nhóm 87302 (Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người già);
– Các hoạt động trợ giúp xã hội tập trung như trại trẻ mồ côi, nhà ở tạm thời cho người vô gia cư được phân vào nhóm 87909 (Hoạt động chăm sóc tập trung khác chưa được phân vào đâu).
872 – 8720: Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người bị thiểu năng, tâm thần và người nghiện
87201: Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người bị thiểu năng, tâm thần
Nhóm này gồm: Việc cung cấp sự chăm sóc (nhưng không phải bệnh viện được cấp phép) cho những người bị chậm phát triển về trí não, bị bệnh tâm thần. Các cơ sở cung cấp phòng ở, bữa ăn, giám sát, bảo vệ và tư vấn sức khoẻ và một số chăm sóc y tế. Nó cũng bao gồm cả việc cung cấp chăm sóc và điều trị cho các bệnh nhân có vấn đề về thần kinh.
Nhóm này cũng gồm:
– Nhà dưỡng bệnh tâm thần;
– Nhà tập trung cho người bị hoang tưởng, trầm cảm;
– Cơ sở cho người chậm phát triển trí óc;
– Nhà nghỉ cho bệnh nhân tâm thần và những người cần thời gian thích nghi trước khi trở về cuộc sống bình thường.
Loại trừ: Các hoạt động trợ giúp xã hội tập trung, như nhà ở tạm thời cho người vô gia cư được phân vào nhóm 87909 (Hoạt động chăm sóc tập trung khác chưa được phân vào đâu).
87202: Hoạt động chăm sóc sức khoẻ, cai nghiện phục hồi người nghiện
Nhóm này gồm:
– Việc cung cấp sự chăm sóc (nhưng không phải bệnh viện được cấp phép) cho những người có vấn đề lạm dụng chất gây nghiện. Các cơ sở chăm sóc cung cấp phòng ở, bữa ăn, giám sát bảo vệ và tư vấn sức khoẻ và một số chăm sóc y tế. Nó cũng bao gồm cả việc cung cấp chăm sóc tập trung và điều trị cho các bệnh nhân bị nghiện;
– Cơ sở chăm sóc và điều trị cho những người nghiện rượu hoặc nghiện ma tuý;
– Hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma tuý: chữa trị, dạy nghề, tái hoà nhập cộng đồng cho các đối tượng đã cai nghiện.
873 – 8730: Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người có công, người già và người khuyết tật không có khả năng tự chăm sóc
87301: Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người có công (trừ thương bệnh binh)
Nhóm này gồm: Hoạt động của các cơ sở cung cấp chăm sóc, điều dưỡng cho các đối tượng là người có công với cách mạng.
Loại trừ: Hoạt động nuôi dưỡng, điều dưỡng thương bệnh binh được phân vào nhóm 87101 (Hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương bệnh binh).
87302: Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người già
Nhóm này gồm: Việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc cho người già, những người mà không thể tự chăm sóc mình một cách đầy đủ hoặc những người mà không muốn sống độc lập một mình. Việc chăm sóc bao gồm phòng ở, chế độ ăn uống, theo dõi và giúp đỡ trong cuộc sống hàng ngày, như dịch vụ quản gia. Trong một số trường hợp, các đơn vị này còn cung cấp sự chăm sóc điều dưỡng về chuyên môn cho những người sống tại các khu riêng khác.
Nhóm này cũng gồm:
– Hoạt động của các cơ sở trợ giúp cuộc sống;
– Hoạt động tiếp tục chăm sóc sức khoẻ cho những người về hưu;
– Nhà dành cho người già với sự chăm sóc điều dưỡng tối thiểu;
– Nhà nghỉ không có sự chăm sóc điều dưỡng.
Loại trừ:
– Nhà dành cho người già có sự chăm sóc điều dưỡng được phân vào nhóm 87109 (Hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng các đối tượng khác);
– Hoạt động trợ giúp xã hội tập trung mà sự chăm sóc về y tế hoặc nơi nghỉ không phải là vấn đề quan trọng được phân vào nhóm 87909 (Hoạt động chăm sóc tập trung khác chưa được phân vào đâu).
87303: Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật
Nhóm này gồm: Việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc cho người khuyết tật. Việc chăm sóc bao gồm phòng ở, chế độ ăn uống, theo dõi và giúp đỡ trong cuộc sống hàng ngày, như dịch vụ quản gia. Trong một số trường hợp, các đơn vị này còn cung cấp sự chăm sóc điều dưỡng về chuyên môn cho những người sống tại các khu vực riêng khác.
Loại trừ: Hoạt động trợ giúp xã hội tập trung mà sự chăm sóc về y tế hoặc nơi nghỉ không phải là vấn đề quan trọng được phân vào nhóm 87909 (Hoạt động chăm sóc tập trung khác chưa được phân vào đâu).
879 – 8790: Hoạt động chăm sóc tập trung khác
87901: Hoạt động chữa bệnh, phục hồi nhân phẩm cho đối tượng mại dâm
Nhóm này gồm: Hoạt động của các cơ sở giáo dục, chữa trị, dạy nghề và tái hoà nhập cộng đồng cho các đối tượng mại dâm.
87909: Hoạt động chăm sóc tập trung khác chưa được phân vào đâu
Nhóm này gồm:
– Việc cung cấp dịch vụ chăm sóc cho cá nhân hoặc dân cư loại trừ đối với người già và người bị khuyết tật, những người mà không thể tự chăm sóc mình một cách đầy đủ hoặc những người không muốn sống độc lập một mình;
– Hoạt động tại các cơ sở tập trung liên tục của các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức tư nhân cung cấp sự trợ giúp của xã hội đối với trẻ em và những nhóm người bị một số hạn chế về khả năng tự chăm sóc, nhưng ở đó sự điều trị y tế, hoặc sự giáo dục không phải là yếu tố quan trọng, bao gồm:
+ Trại mồ côi,
+ Các ký túc xá, nhà ở nội trú cho trẻ em,
+ Nhà ở tạm thời cho người vô gia cư,
+ Các cơ sở chăm sóc cho các bà mẹ chưa kết hôn và con cái của họ.
Loại trừ:
– Hoạt động lập và phân phối quỹ bảo đảm xã hội bắt buộc được phân vào nhóm 84300 (Hoạt động bảo đảm xã hội bắt buộc);
– Các cơ sở chăm sóc điều dưỡng được phân vào nhóm 8710 (Hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng);
– Hoạt động chăm sóc tập trung cho người già và người khuyết tật được phân vào nhóm 87302 (Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người già) và nhóm 87303 (Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật);
– Hoạt động cho, nhận con nuôi được phân vào nhóm 88900 (Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung khác);
– Hoạt động giúp đỡ về chỗ ở tạm thời ngắn hạn cho các nạn nhân gặp thảm hoạ được phân vào nhóm 88900 (Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung khác).
881 – 8810: Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung đối với người có công, thương bệnh binh, người già và người khuyết tật
88101: Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung đối với người có công (trừ thương, bệnh binh)
Nhóm này gồm: Hoạt động tham gia ủng hộ, trợ giúp của các cấp, các ngành, mọi tổ chức quần chúng và cá nhân đối với người có công (trừ thương, bệnh binh) trong phong trào đền ơn, đáp nghĩa bằng những hình thức và việc làm thiết thực như tặng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm, chăm sóc, giáo dục, đỡ đầu, giải quyết việc làm v.v… nhằm hỗ trợ ổn định đời sống cho các đối tượng này.
88102: Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung đối với thương bệnh binh
Nhóm này gồm: Hoạt động tham gia ủng hộ, trợ giúp của các cấp, các ngành, mọi tổ chức quần chúng và cá nhân đối với thương binh, bệnh binh trong phong trào đền ơn, đáp nghĩa bằng những hình thức và việc làm thiết thực như tặng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm, chăm sóc, giáo dục, đỡ đầu, giải quyết việc làm v.v… nhằm hỗ trợ ổn định đời sống cho các đối tượng này.
88103: Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung đối với người già và người khuyết tật
Nhóm này gồm: Dịch vụ xã hội, tư vấn, phúc lợi xã hội, chỉ dẫn và các dịch vụ tương tự khác mà phục vụ cho người già và người khuyết tật tại nhà của họ hoặc ở nơi nào đó và được thực hiện bởi các cơ quan tổ chức nhà nước hoặc các tổ chức tư nhân, các tổ chức tự giúp đỡ trên phạm vi quốc gia hay địa phương và bởi các chuyên gia để cung cấp các dịch vụ tư vấn:
– Hoạt động thăm hỏi đối với người già và người khuyết tật;
– Hoạt động chăm sóc ban ngày đối với người già và những người trưởng thành bị khuyết tật;
– Hoạt động hướng dẫn đào tạo và đào tạo lại nghề nghiệp cho những người bị khuyết tật, những người mà sự giáo dục bị hạn chế.
Loại trừ:
– Hoạt động lập và phân phối quỹ bảo đảm xã hội bắt buộc được phân vào nhóm 84300 (Hoạt động bảo đảm xã hội bắt buộc);
– Hoạt động tương tự như những hoạt động đã được mô tả ở nhóm này nhưng thực hiện ở các cơ sở tập trung được phân vào nhóm 87302 (Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người già), nhóm 87303 (Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật).
889 – 8890 – 88900: Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung khác
Nhóm này gồm: Dịch vụ xã hội, tư vấn, phúc lợi xã hội, dịch vụ cho người tị nạn, chỉ dẫn và các dịch vụ tương tự khác mà phục vụ cho cá nhân và gia đình tại nhà của họ hoặc ở nơi nào đó và được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức tư nhân, các tổ chức cứu trợ thảm hoạ và các tổ chức tự giúp đỡ trên phạm vi quốc gia hay địa phương và bởi các chuyên gia để cung cấp các dịch vụ tư vấn:
– Các hoạt động bảo vệ và dìu dắt trẻ em và thanh thiếu niên;
– Hoạt động cho, nhận con nuôi;
– Hoạt động ngăn chặn bạo lực đối với trẻ em và những người khác;
– Các dịch vụ tư vấn chi tiêu gia đình, tư vấn hôn nhân và gia đình, tư vấn đi vay và cho vay;
– Hoạt động cộng đồng và chòm xóm giúp đỡ nhau;
– Hoạt động cứu trợ đối với nạn nhân gặp thảm hoạ, người tị nạn, người nhập cư v.v… bao gồm việc làm nhà tạm hoặc lâu dài cho họ;
– Hoạt động hướng dẫn đào tạo và đào tạo lại nghề nghiệp cho những người thất nghiệp, những người mà sự giáo dục bị hạn chế;
– Các cơ sở ban ngày phục vụ người vô gia cư và các nhóm người yếu sức khoẻ khác trong xã hội;
– Hoạt động từ thiện như gây quỹ hoặc các hoạt động ủng hộ khác nhằm trợ giúp xã hội.
Loại trừ:
– Hoạt động lập và phân phối quỹ bảo đảm xã hội bắt buộc được phân vào nhóm 84300 (Hoạt động bảo đảm xã hội bắt buộc);
– Hoạt động tương tự như những hoạt động đã được mô tả ở nhóm này nhưng thực hiện ở các cơ sở tập trung được phân vào nhóm 87909 (Hoạt động chăm sóc tập trung khác chưa được phân vào đâu).
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu (tuỳ theo mỗi loại hình doanh nghiệp mà có mẫu Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp khác nhau);
b) Điều lệ công ty (áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh, công ty TNHH, Công ty cổ phần)
c) Danh sách thành viên góp vốn hoặc Danh sách cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh);
d) Bản sao các giấy tờ sau đây:
– Giấy tờ pháp lý (CMND/ CCCD/ Hộ chiếu) của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu của doanh nghiệp
– Giấy tờ pháp lý (CMND/ CCCD/ Hộ chiếu) của cá nhân đối với thành viên góp vốn công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý (Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký́ doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác) của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (Đối với trường hợp chủ sở hữu là tổ chức ủy quyền cho cá nhân quản lý phần vốn góp)
– Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
e) Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh
Bước 3: Nộp Hồ sơ:
– Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:
+ Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
+ Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 4: Nhận kết quả:
– Sau 3 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.
IV. THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN THÀNH LẬP CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
Bước 1: Đăng ký thành lập
Tổ chức, cá nhân tự kê khai hồ sơ đăng ký thành lập và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở. Thủ tục thực hiện như sau:
*** Thành phần hồ sơ
1. Tờ khai đăng ký thành lập theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP.
2. Phương án thành lập cơ sở.
3. Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 03b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP.
4. Bản sao có chứng thực đối với giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc hợp đồng cho thuê, mượn đất đai, cơ sở vật chất và tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở.
5. Phiếu lý lịch tư pháp của các sáng lập viên.
6. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân. Đối với sáng lập viên là cá nhân nước ngoài, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên;
b) Quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
7. Đối với sáng lập viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
(Điều 15 Nghị định 103/2017/NĐ-CP)
*** Trình tự thủ tục
1. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập quy định đến cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập có trách nhiệm xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở đăng ký thành lập mới; Trường hợp cơ sở đề nghị không đủ điều kiện theo quy định thì cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập có thông báo rõ lý do bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị.
Lưu ý: Cơ sở được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc cơ sở được thành lập theo quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý xã hội và cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn không phải thực hiện trình tự, thủ tục đăng ký thành lập theo quy định nêu trên.
(Điều 17 Nghị định 103/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP)
*** Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập và giải thể cơ sở
1. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoạt động trên phạm vi liên tỉnh hoặc liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố, có trụ sở chính đặt tại địa phương.
2. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoạt động trên phạm vi cấp huyện, có trụ sở chính đặt tại địa phương.
3. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập là cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập và giải thể cơ sở.
(Điều 19 Nghị định 103/2017/NĐ-CP)
Bước 2: Đăng ký hoạt động
a) Thành phần hồ sơ
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bao gồm:
– Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP;
– Bản photocopy giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoặc quyết định thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Thẩm quyền cấp:
1. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động đối với các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội và cơ quan trung ương của tổ chức xã hội – nghề nghiệp có trụ sở của cơ sở đặt tại địa phương;
b) Cơ sở do cơ quan, tổ chức cấp tỉnh thành lập hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
2. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở có trụ sở tại địa phương do các tổ chức, cá nhân thành lập mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định này.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động là cơ quan có thẩm quyền cấp lại, điều chỉnh, tạm đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động.
(Điều 28 Nghị định 103/2017/NĐ-CP)
c) Trình tự thủ tục
Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại và điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định này được thực hiện theo quy định sau:
– Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại Điều 29 Nghị định này gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động. Trường hợp không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày cơ sở được cấp giấy phép hoạt động, giám đốc cơ sở có trách nhiệm ban hành và công bố, niêm yết công khai Quy chế hoạt động và Quy chế chi tiêu tại cơ sở.
*** Đăng ký hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn
1. Thẩm quyền đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội đối với cơ sở có trụ sở trên địa bàn.
2. Hồ sơ đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội
a) Tờ khai đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP.
b) Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu cơ sở, nhân viên của cơ sở.
c) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu, nhân viên của cơ sở.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội:
a) Người đứng đầu cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội quy định đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở có trụ sở.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP cho cơ sở trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(Điều 44, 45,46,47 Nghị định 103/2017/NĐ-CP)
Bước 3: Công bố hoạt động
1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động, cơ sở phải công bố việc hoạt động của cơ sở liên tiếp trên 03 số báo nơi cơ sở đặt trụ sở về các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên cơ sở bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (nếu có);
b) Địa chỉ trụ sở, điện thoại, email hoặc website (nếu có);
c) Đối tượng phục vụ của cơ sở;
d) Loại hình cơ sở;
đ) Các nhiệm vụ của cơ sở;
e) Địa bàn hoạt động;
g) Số tài khoản, tên, địa chỉ ngân hàng nơi cơ sở mở tài khoản;
h) Họ tên, số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật;
i) Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm và cơ quan quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
2. Trường hợp thay đổi quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký thành lập hoặc giấy phép hoạt động, cơ sở phải công bố nội dung những thay đổi đó trong thời hạn và theo phương thức quy định tại khoản 1 nêu trên.
(Điều 31 Nghị định 103/2017/NĐ-CP)
V. NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
1. Các thủ tục nào phải làm sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xem là hoàn thành nước đầu tiên trong việc thành lập công ty. Tuy nhiên, để công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty phải thực hiện các công việc ban đầu khi mới thành lập như sau:
– Khắc con dấu cho công ty;
– Treo biển tại trụ sở công ty;
– Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp
– Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;
– Thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu;
– Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
2. Các loại thuế, lệ phí nhà nước phải đóng sau khi thành lập công ty?
– Lệ phí môn bài: Năm đầu tiên được miễn lệ phí môn bài. Thời hạn nộp lệ phí Môn bài chậm nhất ngày 30/1 hằng năm. Nếu Vốn điều lệ đăng ký dưới 10 tỷ thì lệ phí môn bài là 2.000.000 đồng/năm , trên 10 tỷ thì lệ phí môn bài phải nộp là 3.000.000 đồng/năm
– Thuế thu nhập doanh nghiệp: Tùy vào mức doanh thu, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, công ty sẽ phải đóng số thuế theo quy định pháp luật.
Thuế thu nhập doanh nghiệp = (Doanh thu tính thuế – tất cả các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của doanh nghiệp) x Thuế suất 20% (hoặc tuỳ hàng hoá/dịch vụ kinh doanh có được ưu đãi thuế suất doanh nghiệp hay không thì có thể có thuế suất thấp hơn 20%).
– Thuế giá trị gia tăng: Là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế suất GTGT đối với các ngành nghề có các mức 0%, 5%, 8%, 10% hoặc không chịu thuế tùy thuộc vào loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.
KHUYẾN NGHỊ CỦA LUẬT 3S:
[1] Đây là Bài viết khái quát chung về vấn đề pháp lý mà quý Khách hàng, độc giả của Luật 3S đang quan tâm, không phải ý kiến pháp lý nhằm giải quyết trực tiếp các vấn đề pháp lý của từng Khách hàng. Do đó, bài viết này không xác lập quan hệ Khách hàng – Luật sư, và không hình thành các nghĩa vụ pháp lý của chúng tôi với quý Khách hàng.
[2] Nội dung bài viết được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định pháp luật có hiệu lực ngay tại thời điểm công bố thông tin, đồng thời bài viết có thể sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (nếu có). Tuy nhiên, lưu ý về hiệu lực văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại mà mọi người đọc được bài viết này. Do đó, cần kiểm tra tính hiệu lực của văn bản pháp luật trước khi áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý của mình hoặc liên hệ Luật 3S để được tư vấn giải đáp.
[3] Để được Luật sư, chuyên gia tại Luật 3S hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, quý Khách hàng vui lòng liên hệ Luật 3S theo thông tin sau: Hotline: 0363.38.34.38 (Zalo/Viber/Call/SMS) hoặc Email: info.luat3s@gmail.com
[4] Dịch vụ pháp lý tại Luật 3S:
Tư vấn Luật | Dịch vụ pháp lý | Luật sư Riêng | Luật sư Gia đình | Luật sư Doanh nghiệp | Tranh tụng | Thành lập Công ty | Giấy phép kinh doanh | Kế toán Thuế – Kiểm toán | Bảo hiểm | Hợp đồng | Phòng pháp chế, nhân sự thuê ngoài | Đầu tư | Tài chính | Dịch vụ pháp lý khác …