15

Th7

TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và cải thiện đời sống xã hội. Tuy nhiên, để hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc xác định tiêu chí và định nghĩa rõ ràng về loại hình doanh nghiệp này là điều cần thiết. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ cũng đóng vai trò then chốt trong việc giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. Bài viết này sẽ phân tích các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa và những chính sách hỗ trợ hiện hành, nhằm làm rõ tầm quan trọng và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế hiện nay.

I. TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Căn cứ theo Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:

a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;

b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ như sau:

Loại doanh nghiệp Lĩnh vực Điều kiện
Siêu nhỏ [1] Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng – Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người

– Tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

Thương mại và dịch vụ – Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người

– Tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

Nhỏ [2] Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng – Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người;

– Tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ nêu trên.

Thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định nêu trên.
Vừa [3] Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng – Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người;

– Tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định nêu trên.

Thương mại và dịch vụ – Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người;

– Tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định nêu trên.

 

Trong đó:

(1) Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào ngành, nghề kinh doanh chính mà doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

(2) Xác định số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm của doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau: [4]

– Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công tham gia bảo hiểm xã hội theo pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Theo Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT, số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội là tổng số lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn và lao động ký hợp đồng xác định thời hạn dưới 36 tháng của DNNVV có tham gia bảo hiểm xã hội. Trong đó, lao động ký hợp đồng xác định thời hạn dưới 36 tháng có thể do DNNVV hoặc đơn vị khác đóng bảo hiểm xã hội. [5]

– Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của tất cả các tháng trong năm trước liền kề chia cho 12 tháng.

Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của tháng được xác định tại thời điểm cuối tháng và căn cứ trên chứng từ nộp bảo hiểm xã hội của tháng đó mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

– Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của các tháng hoạt động chia cho số tháng hoạt động.

(3) Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định như sau: [6]

– Tổng nguồn vốn của năm được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế. Tổng nguồn vốn của năm được xác định tại thời điểm cuối năm.

– Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kề thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ.

(4) Tổng doanh thu của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định như sau: [7]

– Tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.

– Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn quy định mụ (3) nêu trên để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.

II. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

(1) Điều kiện được hỗ trợ

Để được hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Doanh nghiệp cần đáp ứng 02 điều kiện sau:

Một là, đáp ứng xác tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa nêu tại mục (I) nêu trên.

Hai là, Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tự xác định và kê khai quy mô là doanh nghiệp nộp cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể:

– Doanh nghiệp căn cứ vào mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP để tự xác định và kê khai quy mô là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và nộp cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai.

– Trường hợp doanh nghiệp phát hiện kê khai quy mô không chính xác, doanh nghiệp chủ động thực hiện điều chỉnh và kê khai lại. Việc kê khai lại phải được thực hiện trước thời điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng nội dung hỗ trợ.

– Trường hợp doanh nghiệp cố ý kê khai không trung thực về quy mô để được hưởng hỗ trợ thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả toàn bộ kinh phí đã nhận hỗ trợ.

Căn cứ vào thời điểm doanh nghiệp đề xuất hỗ trợ, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đối chiếu thông tin về doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để xác định thông tin doanh nghiệp kê khai đảm bảo đúng đối tượng hỗ trợ.

(2) Các chính sách hỗ trợ

Căn cứu theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được hỗ trợ các chính sách như:

– Hỗ trợ tiếp cận tín dụng:

Tùy từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và biện pháp phù hợp khác; Được hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, tăng cường năng lực quản trị, kỹ năng quản lý, minh bạch hóa tài chính của doanh nghiệp để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng; Được cấp bảo lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Điều 9 của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

– Hỗ trợ thuế, kế toán:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Doanh nghiệp siêu nhỏ được áp dụng các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn giản theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán.

– Hỗ trợ mặt bằng sản xuất:

Căn cứ vào điều kiện quỹ đất thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định bố trí quỹ đất để hình thành, phát triển cụm công nghiệp; khu chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Ngoài ra, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp trên địa bàn cũng được hỗ trợ giá thuê mặt bằng tối đa là 05 năm tùy vào điều kiện ngân sách địa phương

– Hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung như:

Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật;

Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Hỗ trợ mở rộng thị trường:

Doanh nghiệp, tổ chức đầu tư, kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm có ít nhất 80% số doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cung ứng cho chuỗi sản phẩm sản xuất tại Việt Nam được hưởng các hỗ trợ sau đây:

+ Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật;

+ Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý:

Bao gồm các thông tin được công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang thông tin điện tử của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp như:

+ Thông tin về kế hoạch, chương trình, dự án, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

+ Thông tin chỉ dẫn kinh doanh; thông tin về tín dụng, thị trường, sản phẩm, công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp;

+ Các thông tin khác theo nhu cầu của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật.

– Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn, giảm chi phí tham gia các khóa đào tạo có sử dụng ngân sách nhà nước về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đặc biệt, đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh sẽ được hỗ trợ các nội bao gồm:

– Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp;

– Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu; miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;

– Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;

– Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;

– Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai.

Xem chi tiết các chính sách tại: Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017; Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn thi hành khác.

 

Cơ sở pháp lý:

[1] Khoản 1 Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP;

[2] Khoản 2 Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP;

[3] Khoản 3 Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP;

[4] Điều 7 Nghị định 80/2021/NĐ-CP;

[5] Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT;

[6] Điều 8 Nghị định 80/2021/NĐ-CP;

[7] Điều 9 Nghị định 80/2021/NĐ-CP;

 

KHUYẾN NGHỊ CỦA LUẬT 3S:

[1] Đây là Bài viết khái quát chung về vấn đề pháp lý mà quý Khách hàng, độc giả của Luật 3S đang quan tâm, không phải ý kiến pháp lý nhằm giải quyết trực tiếp các vấn đề pháp lý của từng Khách hàng. Do đó, bài viết này không xác lập quan hệ Khách hàng –  Luật sư, và không hình thành các nghĩa vụ pháp lý của chúng tôi với quý Khách hàng.

[2] Nội dung bài viết được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định pháp luật có hiệu lực ngay tại thời điểm công bố thông tin, đồng thời bài viết có thể sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (nếu có). Tuy nhiên, lưu ý về hiệu lực văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại mà mọi người đọc được bài viết này. Do đó, cần kiểm tra tính hiệu lực của văn bản pháp luật trước khi áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý của mình hoặc liên hệ Luật 3S để được tư vấn giải đáp.

[3] Để được Luật sư, chuyên gia tại Luật 3S hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, quý Khách hàng vui lòng liên hệ Luật 3S theo thông tin sau: Hotline: 0363.38.34.38 (Zalo/Viber/Call/SMS) hoặc Email: info.luat3s@gmail.com

[4] Dịch vụ pháp lý tại Luật 3S:

Tư vấn Luật | Dịch vụ pháp lý | Luật sư Riêng | Luật sư Gia đình | Luật sư Doanh nghiệp | Tranh tụng | Thành lập Công ty | Giấy phép kinh doanh | Kế toán Thuế – Kiểm toán | Bảo hiểm | Hợp đồng | Phòng pháp chế, nhân sự thuê ngoài | Đầu tư | Tài chính | Dịch vụ pháp lý khác …

Tin tức liên quan