Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là một giấy phép quan trọng và cần thiết đối với các cơ sở kinh doanh liên quan đến thực phẩm. Các cơ sở có thể tự mình liên hệ đến các cơ quan có thẩm quyền để xin cấp giấy phép theo quy định hoặc thuê các đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm để tư vấn và hỗ trợ thực hiện trọn gói thủ tục xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thực tiễn cho thấy, việc các cơ sở tự mình thực hiện thủ tục khi chưa nắm rõ các quy định cũng như quy trình thì thường sẽ gặp khó khăn từ việc xác định cơ quan nào là cơ quan có thẩm quyền cấp phép, soạn hồ sơ như thế nào và chuẩn bị các điều kiện như thế nào để được cấp phép? Cho đến việc kết nối, liên hệ với đoàn thẩm định tại cơ sở trước và trong khi cấp phép. Dẫn đến tốn nhiều chi phí, thời gian đi lại, do đó gián tiếp làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơ sở. Hiểu được những khó khăn như trên, Luật 3S đã triển khai dịch vụ làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trọn gói để hỗ trợ các cơ sở được cấp phép nhanh chóng, đúng quy định và tối ưu chi phí nhất.
3S Law tự hào là một trong những đơn vị cung cấp Dịch Vụ Xin Giấy Phép An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm uy tín, chất lượng. Cam kết sẽ mang đến những dịch vụ và giải pháp kinh doanh hoàn hảo nhất cho khách hàng.
Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là gì?
Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm có tên đầy đủ theo quy định là Giấy Chứng Nhận Cơ Sở Đủ Điều Kiện An Toàn Thực Phẩm. Đây là giấy chứng nhận được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cho Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khi đủ điều kiện được cấp phép.
Có thể nói, Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm như một lời đảm bảo của cá nhân, tổ chức kinh doanh thực phẩm trước người tiêu dùng cũng như là công cụ để cơ quan quản lý của nhà nước kiểm soát và quản lý đối với hoạt động kinh doanh thực phẩm.
Tại sao phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm?
Thứ nhất, việc xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là quy định bắt buộc đối với tất cả các cơ sở có hoạt động sản xuất và kinh doanh thực phẩm, trừ một số trường hợp không thuộc diện phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thứ hai, việc sở hữu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp cho cơ sở chứng minh được nguồn gốc của thực phẩm với chất lượng, quy trình sản xuất được rõ ràng và được đảm bảo từ đó tạo được niềm tin và sự an tâm của khách hàng, đối tác, mang đến nhiều cơ hội phát triển trên thị trường tốt hơn.
Thứ ba, không phải lo ngại khi bị cơ quan chức năng kiểm tra. Bởi trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nhưng không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, theo quy định, các cơ sở này khi bị kiểm tra sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền rất cao, đồng thời buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: như buộc thu hồi, tiêu hủy thực phẩm đã sản xuất, chế biến, buộc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ sở hoặc năng hơn là bị đình chỉ hoạt động, quan trọng hơn là sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của cơ sở, gây mất lòng tin với khách hàng, đối tác…
Thứ tư, là cơ sở để doanh nghiệp, cơ sở thực hiện thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hoặc giấy chứng nhận lưu hành tự do hay xin giấy phép để hoạt động quản cáo thực phẩm cũng như các thủ tục pháp lý liên quan khác…
Các cơ sở không thuộc diện không cần xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ các trường hợp sau đây:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Thành phần hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
2. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
5. Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
6. Các hồ sơ khác theo yêu cầu thực tiễn của cơ quan đối với từng loại cơ sở nhất định như:
- Sơ đồ mặt bằng của cơ sở cũng như các khu vực xung quanh.
- Quy trình sản xuất, bảo quản, phân phối thực phẩm
- Giấy chứng nhận nguồn nước đạt chuẩn
- Hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc sản phẩm
- …..
Cơ quan có thẩm quyền cấp phép
Căn cứ theo Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định: Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Thẩm quyền cụ thể đối với từng loại thực phẩm được quy định cụ thể tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm. Trong đó, Điều 36 Nghị định này quy định về xác định thẩm quyền cụ thể như sau:
– Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì cơ quan quản lý sản phẩm có sản lượng lớn nhất trong các sản phẩm của cơ sở sản xuất là cơ quan quản lý.
– Đối với cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên do ngành Công Thương quản lý, trừ trường hợp là chợ đầu mối, đấu giá nông sản.
– Đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm để thực hiện các thủ tục hành chính.
Trình tự và thủ tục xin cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền trả kết quả, nếu sau khi thẩm định, cơ sở đã đủ điều kiện thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở, ngược lại nếu không đủ điều kiện, thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Trong thực tế thời gian này sẽ kéo dài hơn bởi còn phụ thuộc vào kết quả kiểm tra của cán bộ được cử xuống cơ sở. Nếu Cơ sở chưa đạt yêu cầu phải hoàn thiện về cơ sở vật chất hoặc cần đáp ứng những điều kiện khác theo quy định của pháp luật mới được cấp Giấy chứng nhận.
Thời hạn của giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Điều 37 Luật An toàn thực phẩm quy định Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Dịch vụ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Luật 3S
- Tư vấn điều kiện cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị cơ sở vật chất, các giấy tờ cần thiết để chứng minh nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu sản phẩm
- Hướng dẫn khách hàng bố trí cơ sở vật chất khi xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng khám sức khỏe cho nhân sự tại cơ sở theo quy định của Bộ y tế
- Soạn thảo hồ sơ đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
- Đại diện liên hệ cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị cấp giấy phép
- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong việc tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở trong quá trình xin cấp phép
- Thực hiện theo dõi, sửa đổi, bổ sung, giải trình đối với hồ sơ (nếu có)
- Nhận kết quả giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Tư vấn các vấn đề pháp lý sau khi có giấy phép như: Trường hợp bị thu hồi giấy phép, Hồ sơ pháp lý lưu trữ tại cơ sở; chế độ báo cáo định kỳ, cảnh báo rủi ro trong quá trình hoạt động; Chuẩn bị thêm tài liệu trong một số trường hợp cần thiết khi có Hậu kiểm chuyên ngành….
- Nhận và trả kết quả cho khách hàng.
- Cập nhật liên tục Văn bản pháp lý, Luật, Nghị định liên quan và thông báo kịp thời cho Khách hàng trong trường hợp Quy định mới có liên quan tới lĩnh vực kinh doanh của Khách hàng, đối tác.
Luật 3S – Cam kết Dịch vụ Chất Lượng – Nhanh chóng – Chi phí hợp lý
Hãy liên hệ ngay hoặc gửi yêu cầu cho chúng tôi để được hỗ trợ, hướng dẫn, giải đáp về dịch vụ xin giấy phép an toàn thực phẩm nhé!