Chính phủ vừa mới ban hành Nghị định 137/2020 quy định về quản lý, sử dụng pháo chính thức có hiệu kể từ ngày 11/01/2021. Và Trong đó, nghị định này cũng đã bổ sung thêm khá là nhiều điểm về các trường hợp được phép sử dụng pháo, cũng như là các hành vi bị nghiêm cấm về pháo nổ …
Khi nghị định này ra đời và được lan truyền trên các phương tiện giao thông đại chúng, thì Một số bộ phận người dân khi tiếp cận với thông tin này tỏ ra khá là ủng hộ đấy vì cho rằng đây là nhu cầu thiết thực đặc biể là vào những dịp lễ tết, nhưng bên cạnh đó cũng có 1 số ý kiến bày tỏ sự lo ngại về nguy cơ mất an toàn cháy nổ, gây ra ô nhiễm môi trường, mất an ninh, trật tự. Dù đồng tình hay phản đối nghị định thì việc hiểu đúng và đủ nội dung nghị định là điều bắt buộc người dân chúng ta phải hiểu đúng để thực thi đúng quy định pháp luật, bởi lẽ hiện tại vẫn có 1 số bộ phận người dân đang hiểu nhầm về nội dung nghị định khi cho rằng việc cho phép đốt pháo hoa đồng nghĩa với việc được đốt tất cả các loại pháo hoa trong mọi trường hợp. Việc hiểu không kỹ, hiểu sai bản chất của Nghị định 137 sẽ vô tình có thể khiến nhiều người vi phạm pháp luật, thậm chí có thể dẫn tới bị xử lý hình sự.
Luật 3S sẽ trích lại nguyên văn của Điều 17 nghị định 137 như sau:
“Điều 17. Sử dụng pháo hoa
1.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2.Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.”
Như vậy, nói 1 cách dễ hiểu thì (theo nghị định 137) Nhà nước chỉ cho phép sử dụng pháo hoa khi thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện sau đây:
Thứ nhất: Chủ thể được phép sử dụng pháo hoa?
Chủ thể được phép sử dụng pháo hoa phải là Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ:
Vậy thì như thế nào được xem là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,
Theo Điều 20 BLDS 2015 có quy định “Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên không bị mất hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Như vậy thì người dưới 18 tuổi hoặc trên 18 tuổi nhưng bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì không được phép sử dụng pháo hoa trong trường hợp này.
Thứ hai: Những dịp được phép sử dụng pháo hoa?
Chỉ được sử dụng pháo hoa trong 8 dịp sau đây: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Như vậy thì trong các dịp lễ tết lớn như Tết Nguyên đán sắp tới đây, Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày Quốc khánh, ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ……kể cả ngày sinh nhật, cưới hỏi các bạn sẽ được phép sử dụng pháo hoa.
Thứ ba: Địa điểm được phép mua pháo hoa?
Các bạn Chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa theo quy định pháp luật.
Hiện tại theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 137 thì “Chỉ những tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường”.
Bên cạnh đó, một Điều quan trọng nhất cần lưu ý là: Pháo hoa mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép sử dụng theo quy định tại Nghị định này được hiểu là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và đặc biệt không gây ra tiếng nổ. Do đó, pháo hoa được phép sử dụng khác với pháo hoa nổ và pháo nổ. Tuyệt đối không sử dụng pháo hoa nổ hoặc pháo nổ trong mọi trường hợp.