22

Th9

So sánh loại hình Công ty TNHH 2 thành viên và Công ty cổ phần

Khi tiến hành thành lập doanh nghiệp, các chủ sở hữu cần căn cứ vào nhu cầu, khả năng để lựa chọn loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp. Đã có rất nhiều loại hình phổ biến và được lựa chọn nhưng trong đó, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và Công ty Cổ phần là 2 loại hình gây vướng mắc nhiều nhất cho chủ doanh nghiệp khi muốn hiểu cụ thể về đặc điểm, tính chất cũng như sự giống – khác nhau giữa chúng. Vậy công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên có điểm giống và khác như thế nào? Luật 3S xin tư vấn cụ thể như sau: 

 

I. GIỐNG NHAU:

1. Về tư cách pháp nhân: Công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần đều là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Về Thành viên : Các thành viên góp vốn của công ty TNHH 2 thành viên trở lên và cổ đông của công ty cổ phần có thể là tổ chức hoặc cá nhân.

3. Về thời hạn góp vốn: Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, sẽ thực hiện thủ tục góp vốn trong thời hạn 90 ngày hoặc ngắn hơn theo quy định tại điều lệ công ty.

4. Sự tách bạch tài sản: Cả hai loại doanh nghiệp này có sự tách biệt giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân.

5. Trách nhiệm trong công ty: Các thành viên trong công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ trong phạm vi phần vốn góp của mình trong công ty.

6. Phạm vi kinh doanh: Hai loại hình doanh nghiệp này đều được kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Trong đó bao gồm cả các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

7. Về khả năng huy động vốn: Khi huy động vốn, cả hai loại hình doanh nghiệp này đều có thể phát hành trái phiếu.

8. Khi chấm dứt tư cách thành viên: có thể do chuyển nhượng; có người mua lại vốn góp, cổ phần; tặng cho, người khác; thành viên chết, hoặc bị tòa án tuyên bố chết; tổ chức bị giải thể.

 

2. KHÁC NHAU:

TIÊU CHÍ CÔNG TY TNHH 2TV CÔNG TY CỔ PHẦN
Cơ sở pháp lý Điều 46 – Điều 73 Luật Doanh nghiệp 2020 Điều 111 – Điều 176 Luật Doanh nghiệp 2020
Chủ sở hữu Thành viên góp vốn Cổ đông
Số lượng thành viên –     Ít nhất 02 thành viên

–     Tối đa 50 thành viên

–     Ít nhất 03 Cổ đông

–     Không giới hạn Cổ đông tối đa

Cơ cấu tổ chức Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát. Trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty.

(khoản 1 Điều 54)

Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

 

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

 

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty. (Khoản 1 Điều 137)

Người đại diện theo pháp luật Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

(khoản 3 Điều 54)

Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty. (khoản 2 Điều 137)
Vốn điều lệ, Cấu trúc vốn Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. (Khoản 1 Điều 47)

 

Các thành viên đóng góp các phần khác nhau vào vốn điều lệ, tùy thuộc vào khả năng của mình,

 

Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.(Khoản 1 Điều 122)

Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần, các cổ đông sở hữu tỉ lệ cổ phần khác nhau tùy thuộc vào khả năng của mình. Cổ phần gồm cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi (Điều 114)

 

Trách nhiệm của thành viên Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

 

 

 

Trường hợp các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.

(khoản 4 Điều 47)

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; (khoản 1 Điều 111)

Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn trước ngày công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều này. Thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới về các thiệt hại phát sinh do không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định tại khoản 1 và điểm d khoản 3 Điều này. (khoản 4 Điều 113)

Huy động vốn; Phát hành Chứng khoán Không phát hành Chứng khoán, Cổ phần ( Điều 46) Được quyền phát hành chứng khoán, cổ phần (khoản 3 Điều 111)

 

Chia lợi nhuận giữa các thành viên Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả sau khi chia lợi nhuận. (Điều 69) Lợi nhuận của cổ đông được chi trả dưới dạng cổ tức (là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác)

Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi.

Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

b) Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;

c) Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty.

(Khoản 5 điều 4; Điều 135)

Chuyển nhượng vốn góp

Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này. Các thành viên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác trong trường hợp sau:

+ Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;

+  Chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.

+ Trong một số trường hợp đặc biệt phần vốn góp được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng:

Người thừa kế không muốn trở thành thành viên;

Người được tặng cho không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên;

Thành viên công ty là tổ chức giải thể hoặc phá sản.

(Điều 52, Điều 53)

Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp:

– Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác

– Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.

– Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng. (Điều 127)

 

Nhìn chung, Việc quản lý điều hành công ty cổ phần phức tạp do số lượng cổ đông có thể rất lớn, Công ty cổ phần dể dàng huy động được nguồn vốn lớn thông qua việc phát hành cổ phiếu trái phiếu. Công ty TNHH có cơ cấu quản lý đơn giản hơn, tuy nhiên khả năng huy động vốn thì hạn chế hơn công ty cổ phần. Mỗi loại hình công ty đều có những ưu điểm, hạn chế riêng. Vì vậy, các chủ doanh nghiệp nên cân nhắc vào khả năng để lựa chọn loại hình phù hợp với mình nhé.

 

KHUYẾN NGHỊ CỦA LUẬT 3S:

[1] Đây là Bài viết khái quát chung về vấn đề pháp lý mà quý Khách hàng, độc giả của Luật 3S đang quan tâm, không phải ý kiến pháp lý nhằm giải quyết trực tiếp các vấn đề pháp lý của từng Khách hàng. Do đó, bài viết này không xác lập quan hệ Khách hàng –  Luật sư, và không hình thành các nghĩa vụ pháp lý của chúng tôi với quý Khách hàng.

[2] Nội dung bài viết được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định pháp luật có hiệu lực ngay tại thời điểm công bố thông tin, đồng thời bài viết có thể sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (nếu có). Tuy nhiên, lưu ý về hiệu lực văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại mà mọi người đọc được bài viết này. Do đó, cần kiểm tra tính hiệu lực của văn bản pháp luật trước khi áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý của mình hoặc liên hệ Luật 3S để được tư vấn giải đáp.

[3] Để được Luật sư, chuyên gia tại Luật 3S hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, quý Khách hàng vui lòng liên hệ Luật 3S theo thông tin sau: Hotline: 0363.38.34.38 (Zalo/Viber/Call/SMS) hoặc Email: info.luat3s@gmail.com

[4] Dịch vụ pháp lý tại Luật 3S:

Tư vấn Luật | Dịch vụ pháp lý | Luật sư Riêng | Luật sư Gia đình | Luật sư Doanh nghiệp | Tranh tụng | Thành lập Công ty | Giấy phép kinh doanh | Kế toán Thuế – Kiểm toán | Bảo hiểm | Hợp đồng | Phòng pháp chế, nhân sự thuê ngoài | Đầu tư | Tài chính | Dịch vụ pháp lý khác …

 

Tin tức liên quan