23

Th8

DỊCH VỤ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

 

Bạn đang chuẩn bị mở phòng khám đa khoa?

Bạn đang lúng túng không biết các điều kiện để được phép mở phòng khám đa khoa theo luật Việt Nam hiện hành là gì?

Bạn đang muốn tìm một đơn vị tư vấn luật uy tín, có kinh nghiệm chuyên sâu về kiến thức pháp lý y tế, kinh nghiệm setup phòng khám, thay bạn thực hiện tất tần tật các thủ tục cấp giấy phép phòng khám tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

Luật 3S cung cấp Dịch vụ tư vấn, thành lập, xin cấp giấy phép phòng khám đa khoa trên địa bàn cả nước, đặc biệt trọng tâm là khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội và các tỉnh khác …. Giúp cho doanh nghiệp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí, rút ngắn quá trình tìm hiểu, chuẩn bị và không còn phải lo lắng vì việc xin cấp giấy phép phòng khám, thay vào đó doanh nghiệp bạn chỉ tập trung vào việc kinh doanh và phát triển thương hiệu.

 

Theo quy định pháp luật, Cơ sở khám chữa bệnh trước khi đi vào hoạt động phải xin Giấy phép thành lập phòng khám tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Sở y tế Tỉnh, Thành phố nơi Phòng khám đặt trụ sở). Để được cấp Giấy phép hoạt động, trước hết Cơ sở khám chữa bệnh cần đáp ứng các điều kiện về Quy mô, Cơ sở vật chất, Nhân sự, Trang thiết bị y tế … theo quy định pháp luật và các điều kiện, yêu cầu thực tế khác theo yêu cầu của Sở y tế.

 

Vậy những điều kiện để được cấp phép phòng khám đa khoa theo quy định hiện hành như thế nào, các bước thủ tục trình tự xin giấy phép phòng khám ra sao, kính mời quý độc giả tham khảo bài viết dưới đây sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về thủ tục này nhé:

 

BƯỚC 1: LÀM HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Trước khi thực hiện nộp hồ sơ xin cấp giấy phép phòng khám đa khoa tại Sở y tế, bạn phải làm hồ sơ xin giấy phép kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tùy theo chiến lược và định hướng kinh doanh của phòng khám, bạn cần phải cân nhắc kỹ trong việc chọn loại hình đăng ký kinh doanh cho phòng khám của bạn.

Có bao nhiêu loại hình đăng ký kinh doanh phòng khám?

Bạn Có thể chọn một trong 2 loại hình đăng ký kinh doanh phổ biến nhất hiện nay là: Hộ kinh doanh hoặc Công ty (Công ty TNHH hoặc Công ty cổ phần).

– Khi nào đăng ký phòng khám dưới hình thức là hộ kinh doanh?

Nếu bạn kinh doanh nhỏ lẻ, do 1 chủ sở hữu thành lập, không có dự định mở chuỗi  thì thường sẽ đăng ký dưới hình thức là hộ kinh doanh. Hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Hộ kinh doanh nộp tại Ủy ban nhân dân quận. huyện nơi phòng khám đặt trụ sở hoạt động.

Lưu ý: Mỗi cá nhân chỉ được đứng chủ sỡ hữu một hộ kinh doanh; và một hộ kinh doanh chỉ được lập 1 giấy phép phòng khám tương ứng.

– Khi nào nên đăng ký phòng khám dưới hình thức là Công ty?

Nếu doanh nghiệp bạn định hướng sẽ mở chuỗi, hoạt động quảng bá lớn, tương lai sẽ mở thêm nhiều phòng khám vệ tinh, muốn xuất hóa đơn giá trị gia tăng ngành nghề dịch vụ khám chữa bệnh cho khách hàng, lập thêm địa điểm kinh doanh, chi nhánh trực thuộc Công ty ….  Thường sẽ đăng ký kinh doanh phòng khám dưới hình thức là Công ty. Một cá nhân có thể lập nhiều Công ty, đứng tên chủ sở hữu nhiều phòng khám trực thuộc Công ty của mình. Hồ sơ xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp được nộp tại Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.

BƯỚC 2: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG PHÒNG KHÁM

Song song với việc thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh, để tiết kiệm thời gian bạn cần phải tự chuẩn bị những điều kiện theo quy định pháp luật để có thể mở phòng khám đa khoa từ việc xây dựng phòng ốc, mua sắm trang thiết bị y tế, tìm kiếm nhân sự … khi hoàn tất các điều kiện này rồi thì mới có cơ sở để tiến hành xin cấp phép phòng khám tại Sở y tế.

Theo quy định pháp luật hiện hành, Phòng khám đa khoa phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Điều kiện về Quy mô phòng khám:

1.1 Bộ phận lâm sàng: Có ít nhất 02 trong 04 chuyên khoa Nội, Ngoại, Sản, Nhi.

Trong trường hợp phòng khám đa khoa muốn triển khai khám sức khỏe (khám sức khỏe theo Thông tư 14; khám sức khỏe lái xe, khám sức khỏe người nước ngoài); hoặc triển khai khám Bảo hiểm y tế thì phải bổ sung thêm một số chuyên khoa tương ứng theo quy định pháp luật tùy loại hình khám sức khỏe muốn triển khai (nếu triển khai khám sức khỏe) hoặc tùy yêu cầu, quy định hiện hành của bảo hiểm xã hội để được triển khai khám bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, nếu phòng khám không hướng đến mục tiêu triển khai các hình thức khám chữa bệnh trên thì chỉ cần có 2 trong 04 chuyên khoa như trên là đáp ứng điều kiện về quy mô.

1.2 Bộ phận cận lâm sàng: Có 2 chuyên khoa Xét nghiệm và Chẩn đoán hình ảnh.

Riêng cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa.

2. Tiêu chuẩn về Cơ sở vật chất:

– Phòng khám phải có địa điểm, trụ sở cố định.

– Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải đảm bảo yêu cầu về diện tích như sau:

– Có khu vực tiếp đón bệnh nhân.

– Phòng cấp cứu có diện tích tối thiểu là 12 m2.

– Phòng lưu người bệnh có diện tích tối thiểu là 15 m2; có ít nhất từ 02 giường lưu trở lên, nếu có từ 03 giường lưu trở lên thì diện tích phải bảo đảm tối thiểu là 05 m2trên một giường bệnh.

– Các phòng khám chuyên khoa phải có diện tích tối thiểu là 10 m2

– Phòng tiểu phẫu (nếu có thực hiện tiểu phẫu) phải có diện tích tối thiểu là 10 m2.

– Phòng xét nghiệm tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký mà có diện tích, tiêu chuẩn phòng xét nghiệm khác nhau.

– Phòng X-quang tùy theo loại hiết bị bức xạ được sử dụng trong khám chữa bệnh mà có diện tích, tiêu chuẩn phòng X quang tương ứng.

– Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;

– Đảm bảo điều kiện an toàn bức xạ: Nếu có sử dụng thiết bị bức xạ (máy X quang) thì phải đảm bảo tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn bức xạ (theo Luật năng lượng nguyên tử, Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế và các văn bản quy định về an toàn bức xạ liên quan).

– Đảm bảo về phòng cháy chữa cháy: Tùy loại hình cơ sở khám chữa bệnh là công trình xây dựng nào, phải đảm bảo các điều kiện quy định về phòng cháy chữa cháy tương ứng (số lượng trang thiết bị phòng cháy chữa cháy là bao nhiêu, có bắt buộc phải có biên bản kiểm tra nghiệm thu phòng cháy chữa cháy hay không …)

– Có khu vực tiệt trùng để xử lý các dụng cụ y tế sử dụng lại, ngoại trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng xử lý dụng cụ.

3. Tiêu chuẩn về Trang thiết bị y tế:

– Có đầy đủ danh mục trang thiết bị y tế, vật tư y tế, phương tiện y tế thiết yếu tại phòng cấp cứu của phòng khám đa khoa theo quy định pháp luật.

– Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn (danh mục kỹ thuật đăng ký thực hiện) của phòng khám đa khoa.

– Đối với các phòng khám chuyên khoa phải có đầy đủ hộp thuốc chống sốc, cấp cứu chuyên khoa.

4. Tiêu chuẩn về Nhân sự:

Tiêu chuẩn về Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật (Bác sỹ trưởng phòng khám)

Bác sỹ trưởng phòng khám đa khoa phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Bác sỹ trưởng phòng khám chỉ được đứng chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật tại một phòng khám duy nhất (không phân biệt trong giờ hành chính hay ngoài giờ hành chính).

– Là Bác sỹ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa lâm sàng mà phòng khám đa khoa đăng ký hoạt động.

Ví dụ: Phòng khám đa khoa có đăng ký 4 chuyên khoa lâm sàng: Nội, Ngoại, Sản, Nhi thì Bác sỹ chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có 1 trong các Chứng chỉ hành nghề Nội hoặc Ngoại hoặc Sản hoặc Nhi.

– Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được thể hiện bằng văn bản.

– Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở (làm việc toàn thời gian theo giờ hoạt động của phòng khám hoặc đăng ký hành nghề tại phòng khám từ 8 tiếng trở lên).

Tiêu chuẩn về người hành nghề khác đăng ký làm việc tại phòng khám đa khoa

– Đối với bác sỹ Trưởng các phòng khám chuyên khoa lâm sàng và cận lâm sàng:

– Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với chuyên khoa phụ trách.

Ví dụ: phòng khám chuyên khoa Nội tổng hợp thì bác sỹ chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có chứng chỉ hành nghề phạm vi hoạt động chuyên môn Nội tổng hợp; phòng khám chuyên khoa Nhi thì bác sỹ chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có chứng chỉ hành nghề phạm vi hoạt động chuyên môn Nhi.

– Là người hành nghề cơ hữu tại phòng khám (làm việc toàn thời gian theo giờ hoạt động của phòng khám hoặc đăng ký hành nghề tại phòng khám từ 8 tiếng trở lên).

– Chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bằng văn bản.

– Đối với Trưởng khoa xét nghiệm:

– Phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp, là kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học.

– Là người hành nghề cơ hữu tại phòng khám (làm việc toàn thời gian theo giờ hoạt động của phòng khám hoặc đăng ký hành nghề tại phòng khám từ 8 tiếng trở lên).

– Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm đọc và ký kết quả xét nghiệm.

– Cử nhân X-Quang có trình độ đại học được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc bác sỹ X-Quang thì bác sỹ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đọc và ký kết quả chẩn đoán hình ảnh.

– Đối với điều dưỡng:

– Phòng khám đảm bảo tối thiểu 2-3 điều dưỡng.

– Điều dưỡng phải có chứng chỉ hành nghề.

– Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác), việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó.

– Số lượng bác sỹ khám bệnh, chữa bệnh hành nghề cơ hữu phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sỹ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa.

Phạm vi hoạt động chuyên môn:

Hành nghề theo phạm vi hoạt động chuyên môn được Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt kèm theo Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh.

 

BƯỚC 3: THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG PHÒNG KHÁM

Sau khi chuẩn bị hoàn tất các điều kiện mở phòng khám đa khoa tại bước 2, bạn tiến hành chuẩn bị soạn hồ sơ và thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép phòng khám tại Sở y tế.

5. Trình tự thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa:

Bạn soạn hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ  xin cấp giấy phép hoạt động về Sở y tế nơi phòng khám đặt trụ sở.

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở y tế sẽ tiếp nhận, nếu hồ sơ đầy đủ tài liệu giấy tờ thì Bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị cấp phép. Trong trường hợp có thiếu hồ sơ thì bộ phận tiếp nhận sẽ trả về và yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ  và thẩm định tại cơ sở khám chữa bệnh xin cấp giấy phép hoạt động:

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở y tế sẽ có văn bản thông báo cho phòng khám xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.

– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Sở y tế sẽ thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động. Trước khi tiến hành thẩm định, cán bộ Sở y tế sẽ gọi điện thoại thông báo lịch thẩm định, đồng thời gửi giấy mời qua đường bưu điện về phòng khám. Phòng khám cần chuẩn bị hồ sơ tài liệu, nhân sự, và các điều kiện khác theo như hồ sơ đã cấp phép để tiếp đoàn thẩm định của Sở y tế. Sau khi thẩm định đạt, Phòng khám sẽ thực hiện thủ tục bảo vệ danh mục kỹ thuật tại Sở y tế.

– Trường hợp từ chối cấp giấy phép hoạt động, Sở y tế sẽ có văn bản trả lời và nêu lý do.

Nếu hồ sơ hợp lệ, thẩm định đạt thì Sở y tế tiến hành Cấp giấy phép hoạt động cho phòng khám theo quy định.

 

6. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa:

Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động phòng khám (theo mẫu Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016);

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoaì thì phải có thêm giấy chứng nhận đầu tư (bản sao chứng thực hợp lệ);

Danh sách đăng ký người hành nghề tại phòng khám đa khoa (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại phòng khám nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) (theo mẫu Phụ lực IV Nghị định 109);

Hồ sơ nhân sự của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật gồm:

– Chứng chỉ hành nghề;

– Bằng cấp, chứng chỉ liên quan (nếu có);

– Hợp đồng lao động bác sỹ;

– Quyết định bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật;

– Giấy xác nhận thời gian hành nghề;

– Quyết định nghỉ việc tại cơ sở khám chữa bệnh cũ.

Hồ sơ nhân sự của những người đăng ký hành nghề khác:

– Chứng chỉ hành nghề;

– Bằng cấp, chứng chỉ liên quan (nếu có);

– Hợp đồng lao động;

– Quyết định bổ nhiệm người phụ trách phòng khám chuyên khoa (đối với người phụ trách phòng);

– Quyết định nghỉ việc tại cơ sở khám chữa bệnh cũ.

Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Mẫu 02 Phụ lục XI Nghị định 109);

Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám đa khoa; gồm:

– Hợp đồng thi công hệ thống xử lý nước thải và biên bản nghiệm thu;

– Biên bản kiểm tra nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, giấy xác nhận phòng cháy chữa cháy;

– Hợp đồng rác thải y tế, nguy hại, lây nhiễm.

– Kế hoạch bảo vệ môi trường.

– Nếu có đăng ký phòng x quang thì phải có giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

– Phạm vi hoạt động chuyên môn, Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

Số lượng hồ sơ: 02 bộ

 

7. VAI TRÒ CỦA LUẬT 3S TRONG VIỆC THÀNH LẬP PHÒNG KHÁM ĐA KHOA:

 LUẬT 3S đại diện khách hàng thực hiện các công việc sau:

– Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến thủ tục xin giấy phép thành lập phòng khám đa khoa tư nhân.

– Cung cấp nguồn lực nhân sự như bác sỹ đứng phòng, bác sỹ hành nghề, điều dưỡng, kỹ thuật viên đủ tiêu chuẩn cho phòng khám;

– Tư vấn khảo sát mặt bằng, sửa chữa, thiết kế, xây dựng phòng khám theo đúng chuẩn phòng khám đa khoa (nếu khách hàng ký hợp đồng tư vấn xây dựng riêng).

– Tư vấn mua sắm trang thiết bị, công cụ, dụng cụ, vật tư phù hợp với các chuyên khoa phòng khám đăng ký.

– Tư vấn hồ sơ xin cấp giấy phép phòng khám đa khoa;

– Tư vấn những quy định của pháp luật cần lưu ý về cấp giấy phép thành lập phòng khám đa khoa tư nhân;

– Đại diện khách hàng hoàn tất các thủ tục xin giấy phép thành lập phòng khám đa khoa tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Quy trình hợp tác với Luật 3S:

– Sau khi ký hợp đồng dịch vụ tư vấn, Luật 3S sẽ tiến hành soạn Thư tư vấn chi tiết điều kiện và thủ tục cấp giấy phép thành lập phòng khám đa khoa tư nhân cho khách hàng;

– Trực tiếp soạn hồ sơ thành lập phòng khám; kiểm tra các giấy tờ tài liệu của khách hàng cung cấp; kiểm tra hồ sơ nhân sự đăng ký hành nghề;

– Đại diện lên Sở Y Tế để nộp Hồ sơ Xin giấy phép thành lập phòng khám đa khoa tư nhân;

– Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở Y Tế, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;

– Trực tiếp tiếp đoàn thẩm định Sở y tế tại phòng khám; cùng bác sỹ tham gia buổi bảo vệ danh mục kỹ thuật tại Sở y tế.;

– Nhận và bàn giao cho khách hàng giấy phép thành lập phòng khám đa khoa tư nhân;

Tại sao khách hàng lại chọn chúng tôi:

– Khi trở thành khách hàng, đối tác của Luật 3S, bạn không chỉ được Luật 3S đại diện thực hiện toàn bộ mọi thủ tục ngay từ ban đầu thành lập, mà sau đó trong quá trình hoạt động phòng khám, chúng tôi còn hỗ trợ tư vấn bạn các quy định, lưu ý khi hành nghề khám chữa bệnh theo đúng quy định pháp luật hiện hành, tránh tình trạng bị thanh kiểm tra xử phạt.

– Định kỳ, hàng tháng Luật 3S sẽ Cung cấp văn bản pháp luật miễn phí liên quan đến luật y tế, sức khỏe, quy định về hành nghề … qua website http://luat3s.com; email:info.luat3s@gmail.com.

– Luật 3S hỗ trợ tư vấn, soạn thảo một số văn bản pháp lý nội bộ phục vụ cho công tác điều hành phòng khám và phục vụ cho thanh kiểm tra hồ sơ sổ sách (nếu có).

– Giảm giá 10% cho dịch vụ tiếp theo mà khách hàng sử dụng;

Và còn nhiều sự hỗ trợ khác đến từ Luật 3S.

Trả lời

Tin tức liên quan