
THỦ TỤC THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Nghị định 07/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
II. QUY ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
1. Quyền thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam[1]
– Thương nhân nước ngoài được thành lập Văn phòng đại diện của mình tại Việt Nam theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.
2. Nghĩa vụ của thương nhân nước ngoài đối với hoạt động của Văn phòng đại diện[2]
Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện của mình tại Việt Nam.
3. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện[3]
1. Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
– Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
– Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
– Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
– Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).
4. Thời hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện[4]
– Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.
– Thời hạn của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện gia hạn thực hiện theo thời hạn nêu trên.
– Thời hạn của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện được cấp lại bằng thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó.
5. Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện[5]
Cơ quan cấp Giấy phép không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài trong những trường hợp sau:
– Không đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại mục (3) nêu trên đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
– Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định tại Điều 44 Nghị định 07/2016/NĐ-CP.
– Việc thành lập Văn phòng đại diện bị hạn chế theo quy định của pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
6. Bộ máy quản lý của Văn phòng đại diện[6]
– Bộ máy quản lý và nhân sự của Văn phòng đại diện do thương nhân nước ngoài quyết định.
– Việc sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện phải thực hiện theo quy định pháp luật về lao động và phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
7. Trụ sở của Văn phòng đại diện[7]
– Địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
– Văn phòng đại diện không được cho mượn, cho thuê lại trụ sở.
8. Tên Văn phòng đại diện[8]
– Tên Văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
– Tên Văn phòng đại diện phải mang tên thương nhân nước ngoài kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với Văn phòng đại diện và cụm từ “Chi nhánh” đối với Chi nhánh.
– Tên Văn phòng đại diện phải được viết hoặc gắn tại trụ sở Văn phòng đại diện, Chi nhánh. Tên Văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên thương nhân nước ngoài trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do Văn phòng đại diện phát hành.
9. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện[9]
Văn phòng đại diện thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
1. Thành phần hồ sơ[10]
STT | Hồ sơ | Số lượng | Loại văn bản | Ghi chú |
1. | Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký | 01 Bản | Bản chính | |
2. | Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện | 01 Bản | Bản sao y chứng thực | Phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. |
3. | Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài | 01 Bản | Bản sao y chứng thực | Phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. |
4. | Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất; | 01 Bản | Bản sao | |
5. | Hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện | 01 Bản | Bản sao y chứng thực | Phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. |
6. | Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện; | 01 Bản | Bản sao y chứng thực | |
7. | Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 28 Nghị định 07/2016/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
|
01 Bản | Bản sao y chứng thực |
Lưu ý:
Tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Riêng Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: [11]
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện trong trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là Ban quản lý) thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện đặt trụ sở trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao trong trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
3. Thời hạn thực hiện
Trường hợp không phải lấy ý kiến của bộ quản lý chuyên ngành: 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
-Trường hợp phải lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành: 13 (mười ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ (trong đó, thời gian giải quyết tại Sở Công Thương là 08 ngày làm việc, tại Bộ quản lý chuyên ngành là 05 ngày làm việc), không bao gồm thời gian luân chuyển hồ sơ giữa các cơ quan.
4. Trình tự thực hiện[12]
Bước 1: Nộp hồ sơ
Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép nơi dự kiến đặt Văn phòng đại diện.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
Bước 3: Xin ý kiến Bộ ngành (nếu có)
(1) Trường hợp phải xin ý kiến:
– Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).
– Trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành,
(2) Quy trình xin ý kiến:
Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập Văn phòng đại diện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.”
Bước 4: Trả kết quả giấy phép
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
5. Lệ phí: 000.000 đồng/lần (Theo Thông tư 143/2016/TT-BTC phí cấp phép lập VP xúc tiến thương mại nước ngoài)
IV. MỘT SÔ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ KHÁC
1. Chế độ báo cáo hoạt động[13]
Trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, Văn phòng đại diện có trách nhiệm gửi báo cáo theo mẫu của Bộ Công Thương về hoạt động của mình trong năm trước đó qua đường bưu điện tới Cơ quan cấp Giấy phép.
Văn phòng đại diện có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của mình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Bộ máy quản lý của Văn phòng đại diện[14]
Bộ máy quản lý và nhân sự của Văn phòng đại diện do thương nhân nước ngoài quyết định.
Việc sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện phải thực hiện theo quy định pháp luật về lao động và phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Người đứng đầu Văn phòng đại diện[15]
– Người đứng đầu Văn phòng đại diện phải chịu trách nhiệm trước thương nhân nước ngoài về hoạt động của mình và của Văn phòng đại diện trong phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.
– Người đứng đầu Văn phòng đại diện phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trong trường hợp thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.
– Người đứng đầu Văn phòng đại diện phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòng đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Việc ủy quyền này phải được sự đồng ý của thương nhân nước ngoài. Người đứng đầu Văn phòng đại diện vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
– Trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà người đứng đầu Văn phòng đại diện chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòng đại diện trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đứng đầu Văn phòng đại diện trở lại làm việc tại Văn phòng đại diện hoặc cho đến khi thương nhân nước ngoài bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
– Trường hợp người đứng đầu Văn phòng đại diện không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòng đại diện hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế mất năng lực hành vi dân sự thì thương nhân nước ngoài phải bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
– Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:
+ Người đứng đầu Chi nhánh của cùng một thương nhân nước ngoài;
+ Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài khác;
+ Người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài đó hoặc thương nhân nước ngoài khác;
+ Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.
– Trong trường hợp người đứng đầu Văn phòng đại diện được thương nhân nước ngoài ủy quyền giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết thì thương nhân nước ngoài phải thực hiện việc ủy quyền bằng văn bản cho từng lần giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết.
– Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:
+ Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài khác;
+ Người đứng đầu Văn phòng đại diện của cùng một thương nhân nước ngoài;
+ Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.
4. Các trường hợp chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện[16]
Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
– Theo đề nghị của thương nhân nước ngoài.
– Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh.
– Hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh mà thương nhân nước ngoài không đề nghị gia hạn.
– Hết thời gian hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh mà không được Cơ quan cấp Giấy phép đồng ý gia hạn.
– Bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh theo quy định tại Điều 44 Nghị định 07/2016/NĐ-CP .
– Thương nhân nước ngoài, Văn phòng đại diện không còn đáp ứng một trong những điều kiện theo quy định.
5. Các trường hợp thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện[17]
Văn phòng đại diện bị thu hồi Giấy phép thành lập trong các trường hợp sau đây:
– Không hoạt động trong 01 năm và không phát sinh các giao dịch với Cơ quan cấp giấy phép.
– Không báo cáo về hoạt động của Văn phòng đại diện trong 02 năm liên tiếp.
– Không gửi báo cáo theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định 07/2016/NĐ-CP tới Cơ quan cấp Giấy phép trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản.
– Trường hợp khác theo quy định pháp luật.
Chi tiết cơ sở pháp lý
[1] Điều 3 Nghị định 07/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
[2] Điều 4 Nghị định 07/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
[3] Điều 7 Nghị định 07/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
[4] Điều 9 Nghị định 07/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
[5] Điều 14 Nghị định 07/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
[6] Điều 27 Nghị định 07/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
[7] Điều 28 Nghị định 07/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
[8] Điều 29 Nghị định 07/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
[9] Điều 30 Nghị định 07/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
[10] Điều 10 Nghị định 07/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
[11] Điều 5 Nghị định 07/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
[12] Điều 11 Nghị định 07/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
[13] Điều 32 Nghị định 07/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
[14] Điều 27 Nghị định 07/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
[15] Điều 33 Nghị định 07/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
[16] Điều 35 Nghị định 07/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
[17] Điều 44 Nghị định 07/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Lưu ý:
Các nội dung trình bày tại bài viết này được xây dựng trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành tại thời điểm công bố. Tuy nhiên, quy định pháp luật có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế theo thời gian. Vì vậy, để đảm bảo tính chính xác và cập nhật, Luật 3S khuyến nghị Quý khách hàng tham khảo tài liệu hướng dẫn chi tiết được cập nhật thường xuyên dưới đây:
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài
KHUYẾN NGHỊ CỦA LUẬT 3S:
[1] Đây là Bài viết khái quát chung về vấn đề pháp lý mà quý Khách hàng, độc giả của Luật 3S đang quan tâm, không phải ý kiến pháp lý nhằm giải quyết trực tiếp các vấn đề pháp lý của từng Khách hàng. Do đó, bài viết này không xác lập quan hệ Khách hàng – Luật sư, và không hình thành các nghĩa vụ pháp lý của chúng tôi với quý Khách hàng.
[2] Nội dung bài viết được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định pháp luật có hiệu lực ngay tại thời điểm công bố thông tin, đồng thời bài viết có thể sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (nếu có). Tuy nhiên, lưu ý về hiệu lực văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại mà mọi người đọc được bài viết này. Do đó, cần kiểm tra tính hiệu lực của văn bản pháp luật trước khi áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý của mình hoặc liên hệ Luật 3S để được tư vấn giải đáp.
[3] Để được Luật sư, chuyên gia tại Luật 3S hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, quý Khách hàng vui lòng liên hệ Luật 3S theo thông tin sau: Hotline: 0363.38.34.38 (Zalo/Viber/Call/SMS) hoặc Email: info.luat3s@gmail.com
[4] Dịch vụ pháp lý tại Luật 3S:
Tư vấn Luật | Dịch vụ pháp lý | Luật sư Riêng | Luật sư Gia đình | Luật sư Doanh nghiệp | Tranh tụng | Thành lập Công ty | Giấy phép kinh doanh | Kế toán Thuế – Kiểm toán | Bảo hiểm | Hợp đồng | Phòng pháp chế, nhân sự thuê ngoài | Đầu tư | Tài chính | Dịch vụ pháp lý khác …