09

Th11

XỬ LÝ TRƯỜNG HỢP KHÔNG GIAO CON CHO NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU KHI LY HÔN

Tại Bản án ly hôn, Tòa án quyết định việc ai sẽ người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên trong một số trường hợp người còn lại không chịu giao con cho người trực tiếp nuôi con theo bản án của Tòa thì giải quyết thế nào?

Về trách nhiệm thi hành bản án

Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 7a Luật thi hành án dân sự sửa đổi 2014, người phải thi hành án tức là người có nghĩa vụ giao con cho người còn lại nuôi dưỡng theo bản án, quyết định của Tòa án có nghĩa vụ thi hành đầy đủ, kịp thời bản án, quyết định của Tòa án.

Theo quy định tại Điều 7 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014, sau khi có bản án của Tòa quyết định giao cho một bên cha/mẹ trực tiếp nuôi con mà người còn lại không tự nguyện chấp hành theo bản án của Tòa, người được giao quyền trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự thi hành bản án của Tòa.

Như vậy, nếu một bên cha/mẹ đang nuôi giữ con không tự nguyện thực hiện giao con cho người còn lại nuôi dưỡng theo bản án, quyết định của Tòa án thì theo yêu cầu của người được thi hành án, tức là người được Tòa án quyết định giao con cho họ nuôi dưỡng thì cơ quan thi hành án sẽ tiến hành các thủ tục thi hành án theo quy định.

Trong trường hợp người phải chấp hành bản án vẫn không chịu giao con cho người được quyền trực tiếp nuôi con theo thông báo của Cơ quan thi hành án, Cơ quan thi hành án có quyền quyết định cưỡng chế giao con cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định của Tòa.

Cụ thể Điều 120 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định rõ:

“Điều 120. Cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định

1. Chấp hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị – xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án.

2. Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.

Ngoài ra, trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng.”

Như vậy, khi cơ quan thi hành án đã có quyết định thi hành án yêu cầu người phải thi hành án giao con cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định của Tòa án mà người được thi hành án không thực hiện, chấp hành theo thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền trong thời hạn ấn định, nếu người đó vẫn không chấp hành theo thì chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.

Về mức xử phạt hành chính hành vi không giao con cho người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Đối với cá nhân có hành vi “không thực hiện công việc phải làm theo bản án, quyết định; không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định; trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án” có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo Khoản 3 Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Về trách nhiệm hình sự đối với hành vi hành vi không giao con cho người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Nếu trong quá trình thi hành án mà có đủ các căn cứ khởi tố đối với hành vi không chấp hành bản án, Thì chấp hành viên có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án. Theo đó, Tội không chấp hành án được quy định tại Điều 380 BLHS 2015 như sau:

“Điều 380. Tội không chấp hành án

1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;

b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

c) Tẩu tán tài sản.

3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

 

 

KHUYẾN NGHỊ CỦA LUẬT 3S:

[1] Đây là Bài viết khái quát chung về vấn đề pháp lý mà quý Khách hàng, độc giả của Luật 3S đang quan tâm, không phải ý kiến pháp lý nhằm giải quyết trực tiếp các vấn đề pháp lý của từng Khách hàng. Do đó, bài viết này không xác lập quan hệ Khách hàng –  Luật sư, và không hình thành các nghĩa vụ pháp lý của chúng tôi với quý Khách hàng.

[2] Nội dung bài viết được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định pháp luật có hiệu lực ngay tại thời điểm công bố thông tin, đồng thời bài viết có thể sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (nếu có). Tuy nhiên, lưu ý về hiệu lực văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại mà mọi người đọc được bài viết này. Do đó, cần kiểm tra tính hiệu lực của văn bản pháp luật trước khi áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý của mình hoặc liên hệ Luật 3S để được tư vấn giải đáp.

[3] Để được Luật sư, chuyên gia tại Luật 3S hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, quý Khách hàng vui lòng liên hệ Luật 3S theo thông tin sau: Hotline: 0363.38.34.38 (Zalo/Viber/Call/SMS) hoặc Email: info.luat3s@gmail.com

[4] Dịch vụ pháp lý tại Luật 3S:

Tư vấn Luật | Dịch vụ pháp lý | Luật sư Riêng | Luật sư Gia đình | Luật sư Doanh nghiệp | Tranh tụng | Thành lập Công ty | Giấy phép kinh doanh | Kế toán Thuế – Kiểm toán | Bảo hiểm | Hợp đồng | Phòng pháp chế, nhân sự thuê ngoài | Đầu tư | Tài chính | Dịch vụ pháp lý khác …

 

Tin tức liên quan