CẤP GIẤY XÁC NHẬN THỰC HÀNH KHÁM CHỮA BỆNH KHÔNG ĐÚNG SỰ THẬT, CƠ SỞ THỰC HÀNH BỊ XỬ LÝ THẾ NÀO?
Việc thực hành khám chữa bệnh là bước nền tảng để các y, bác sĩ phát triển năng lực chuyên môn và đảm bảo tiêu chuẩn nghề nghiệp trước khi chính thức hành nghề. Tuy nhiên, tình trạng cấp giấy xác nhận thực hành không đúng sự thật đang nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến chất lượng dịch vụ y tế và sự an toàn của cộng đồng. Vậy pháp luật đã quy định gì về vấn đề này, và những chế tài nào được áp dụng với hành vi vi phạm? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Giấy xác nhận quá trình thực hành là gì?
Giấy xác nhận quá trình thực hành được hiểu là một loại văn bản được cấp sau khi một cá nhân đã hoàn thành một khoảng thời gian thực hành hoặc thực tập tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như bệnh viện, phòng khám …..Văn bản này là cơ sở để chứng minh rằng người đó đã có kinh nghiệm thực hành và đã đạt được những kiến thức, kỹ năng cần thiết để hành nghề y một cách đáng tin cậy. Đồng thời văn bản này cũng là yêu cầu bắt buộc đối với một số người hành nghề trong việc xin cấp giấy phép hành nghề theo quy định.
Cụ thể, theo Điều 23 Luật khám bệnh chữa bệnh 2023 thì: Trừ trường hợp người hành nghề đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa hoặc đã được cấp giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được thừa nhận theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 thì những người muốn xin cấp giấy phép hành nghề theo các chức danh: Bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng phải thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo nguyên tắc và quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành khách.
Đối với mỗi chức danh thì pháp luật về Y tế sẽ có những quy định cụ thể về thời gian thực hành tối thiểu, điều kiện của người hướng dẫn thực hành, điều kiện của cơ sở hướng dẫn thực hành. Người hành nghề cần nghiên cứu kỹ quy định để thực hành đúng phạm vi chuyên môn và điều kiện theo pháp luật nhằm phục vụ cho việc xin cấp phép hành nghề cũng như các thủ tục khác liên quan đến việc xác nhận quá trình thực hành của người hành nghề.
Xem thêm:
Điều kiện và thời gian thực hành xin cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh kể từ 01/01/2024
2. Hành vi cấp giấy xác nhận không đúng sự thật bị xử lý thế nào?
Hành vi cấp giấy xác nhận thực hành khám chữa bệnh không đúng sự thật được coi là một vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực y tế, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nhân lực y tế và an toàn sức khỏe cộng đồng. Do đó, pháp luật Việt Nam đã có các quy định rõ ràng nhằm xử lý nghiêm khắc hành vi này, từ xử phạt hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
(i) Xử phạt hành chính
Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 38 Nghị định 17/2020/NĐ-CP, Hành vi cấp giấy xác nhận quá trình thực hành không đúng nội dung; không đúng sự thật; không phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đăng ký hành nghề có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000.
Đây là mức phạt mang tính cảnh báo đối với các vi phạm có quy mô nhỏ hoặc hậu quả chưa nghiêm trọng, nhằm răn đe và ngăn chặn tình trạng vi phạm tái diễn.
(ii) Truy cứu trách nhiệm hình sự
Trong trường hợp hành vi cấp giấy xác nhận không đúng sự thật gây hậu quả nghiêm trọng hoặc được thực hiện với mục đích vụ lợi, người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội “Giả mạo trong công tác”.
Theo điều 359, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội giả mạo trong công tác như sau:
“1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
b) Làm, cấp giấy tờ giả;
c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;
c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 06 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả;
b) Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng 11 giấy tờ giả trở lên;
b) Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”
3. Kết luận
Việc cấp giấy xác nhận thực hành khám chữa bệnh không đúng sự thật không chỉ vi phạm pháp luật mà còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Các bên liên quan, từ cá nhân thực hành đến cơ sở y tế, cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp luật để đảm bảo chất lượng và an toàn trong lĩnh vực y tế.
KHUYẾN NGHỊ CỦA LUẬT 3S:
[1] Đây là Bài viết khái quát chung về vấn đề pháp lý mà quý Khách hàng, độc giả của Luật 3S đang quan tâm, không phải ý kiến pháp lý nhằm giải quyết trực tiếp các vấn đề pháp lý của từng Khách hàng. Do đó, bài viết này không xác lập quan hệ Khách hàng – Luật sư, và không hình thành các nghĩa vụ pháp lý của chúng tôi với quý Khách hàng.
[2] Nội dung bài viết được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định pháp luật có hiệu lực ngay tại thời điểm công bố thông tin, đồng thời bài viết có thể sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (nếu có). Tuy nhiên, lưu ý về hiệu lực văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại mà mọi người đọc được bài viết này. Do đó, cần kiểm tra tính hiệu lực của văn bản pháp luật trước khi áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý của mình hoặc liên hệ Luật 3S để được tư vấn giải đáp.
[3] Để được Luật sư, chuyên gia tại Luật 3S hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, quý Khách hàng vui lòng liên hệ Luật 3S theo thông tin sau: Hotline: 0363.38.34.38 (Zalo/Viber/Call/SMS) hoặc Email: info.luat3s@gmail.com
[4] Dịch vụ pháp lý tại Luật 3S:
Tư vấn Luật | Dịch vụ pháp lý | Luật sư Riêng | Luật sư Gia đình | Luật sư Doanh nghiệp | Tranh tụng | Thành lập Công ty | Giấy phép kinh doanh | Kế toán Thuế – Kiểm toán | Bảo hiểm | Hợp đồng | Phòng pháp chế, nhân sự thuê ngoài | Đầu tư | Tài chính | Dịch vụ pháp lý khác …