24

Th3

ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOANH

Bí mật kinh doanh theo Luật Sở hữu trí tuệ là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh (khoản 23 Điều 4). Có thể nói, bí mật kinh doanh được coi là sản phẩm trí tuệ của một doanh nghiệp, có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Vì vậy, để vệ tài sản sở hữu trí tuệ này, các doanh nghiệp phải đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, để được pháp luật công nhận và bảo hộ thì bí mật kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện nhất định.

Căn cứ theo Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009), một bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện gồm:

Một là, Bí mật kinh doanh đó không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được.

Để được coi là bí mật kinh doanh thì đòi hỏi chủ thể tạo ra bí mật kinh doanh phải có sự đầu tư thích đáng về vật chất, thời gian công sức, trí tuệ và những trải nghiệm mới có được. Do đó, nó phải là những thông tin không dễ dàng có được. Ngoài ra, chính vì được tạo ra bởi trí tuệ, có sự đầu tư về thời gian, công sức nên bí mật kinh doanh không phải là thư mà một người bình thường bất kỳ có thể dễ dàng hiểu được. Nó phải là sự sáng tạo riêng biệt của tri thức chứ không phải những thông tin đơn lẻ không hàm chứa một lượng tri thức nhất định hoặc là những tri thức phổ biến đối với những người có trình độ trung bình trong lĩnh vực đó. Ví dụ: công thức chế biến Coca-Cala và mã nguồn của phần mềm Windows…đó là những thứ mà không phải một người dùng bất kỳ nào có thể hiểu và tạo ra được.

Hai là, Bí mật kinh doanh khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

Bí mật kinh doanh được bảo hộ phải mang tính thương mại. Tức doanh nghiệp sẽ thu được giá trị kinh tế khi ứng dụng bí mật kinh doanh vào công việc kinh doanh của mình. Ví dụ như từ công thức chế biến nước ngọt của mình, Coca-Cola đã cho ra thị tường nhiều loại thức uống mang hương vị riêng mà không bên nào có thể tạo ra được mùi vị giống vậy được. Điều đó làm cho coca-cola được nhiều người biết đến, tạo ra một vị thế riêng biệt trên thị trừng nước giải khác.

Ba là, được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Bí mật kinh doanh chính là công cụ tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị tường cho chủ sở hữu nó. Do đó, việc để bí mật kinh doanh rơi vào tay người khác hoặc được công bố rộng rãi sẽ gây thiệt hại cho chủ sở hữu bí mật kinh doanh. Theo đó, chủ sở hữu bí mật kinh doanh sẽ bảo mật bằng bất kì biện pháp cần thiết nào để thông tin đó không bị bộc lộ và không tiếp cận được dễ dàng. Các biện pháp như:

– Biện pháp hạn chế việc biết được hoặc tiếp cận thông tin đối với các nhân viên trong doanh nghiệp cũng như các chủ thể khác.

– Thực hiện đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước để bí mật kinh doanh được bảo hộ bằng pháp luật.

– Ký các hợp đồng không bộc lộ (bảo mật) với các đối tác kinh doanh bất cứ khi nào bộc lộ thông tin bí mật.

– Thiết lập các hệ thống an ninh có hiệu quả ₫ể quản lý thông tin kỹ thuật số trên mạng nội bộ của công ty….

Một số đối tượng có thể được coi là bí mật kinh doanh

Nhìn chung, bí mật kinh doanh có một số chi phí liên quan đến phát triển chúng và không phải là kiến thức thông thường trong công nghiệp. Bí mật kinh doanh có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Sau đây là một số các đối tượng có thể được xem là bí mật kinh doanh nếu chúng đáo ứng các điều kiện bảo hộ nêu trên:

– Quy trình, kỹ thuật và bí quyết kỹ thuật trong sản xuất;

– Bộ sưu tập dữ liệu, ví dụ, danh sách khách hàng;

– Kiểu dáng, hình vẽ, kế hoạch và bản ₫ồ;

– Các thuật toán, quy trình được thực hiện trong chương trình máy tính và bản thân chương

trình máy tính;

– Công thức ₫ể sản xuất sản phẩm;

–  Chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch xuất khẩu, kế hoạch tiếp thị;

– Thông tin tài chính;

– Hồ sơ cá nhân;

– Tài liệu hướng dẫn;

– Nguyên liệu;

– Thông tin về các hoạt động nghiên cứu và triển khai.

Các thông tin bí mật không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:

Bí mật về nhân thân;

Bí mật về quản lý nhà nước;

Bí mật về quốc phòng, an ninh;

Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

 

 

KHUYẾN NGHỊ CỦA LUẬT 3S:

[1] Đây là Bài viết khái quát chung về vấn đề pháp lý mà quý Khách hàng, độc giả của Luật 3S đang quan tâm, không phải ý kiến pháp lý nhằm giải quyết trực tiếp các vấn đề pháp lý của từng Khách hàng. Do đó, bài viết này không xác lập quan hệ Khách hàng –  Luật sư, và không hình thành các nghĩa vụ pháp lý của chúng tôi với quý Khách hàng.

[2] Nội dung bài viết được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định pháp luật có hiệu lực ngay tại thời điểm công bố thông tin, đồng thời bài viết có thể sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (nếu có). Tuy nhiên, lưu ý về hiệu lực văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại mà mọi người đọc được bài viết này. Do đó, cần kiểm tra tính hiệu lực của văn bản pháp luật trước khi áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý của mình hoặc liên hệ Luật 3S để được tư vấn giải đáp.

[3] Để được Luật sư, chuyên gia tại Luật 3S hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, quý Khách hàng vui lòng liên hệ Luật 3S theo thông tin sau: Hotline: 0363.38.34.38 (Zalo/Viber/Call/SMS) hoặc Email: info.luat3s@gmail.com

[4] Dịch vụ pháp lý tại Luật 3S:

Tư vấn Luật | Dịch vụ pháp lý | Luật sư Riêng | Luật sư Gia đình | Luật sư Doanh nghiệp | Tranh tụng | Thành lập Công ty | Giấy phép kinh doanh | Kế toán Thuế – Kiểm toán | Bảo hiểm | Hợp đồng | Phòng pháp chế, nhân sự thuê ngoài | Đầu tư | Tài chính | Dịch vụ pháp lý khác …

Tin tức liên quan