11

Th4

NHỮNG TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP BỊ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ

Cưỡng chế nợ thuế là quá trình mà cơ quan thuế sử dụng các biện pháp pháp lý để thu hồi các khoản nợ thuế từ các doanh nghiệp hoặc cá nhân. Vậy khi nào doanh nghiệp bị cưỡng chế nợ thuế? Quy trình cưỡng chế nợ thuế ra sao? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.

1. Những trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng chế nợ thuế

Theo quy định tại Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019, Cưỡng chế nợ thuế hay cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được áp dụng trong 07 trường hợp như sau:

Một là, Người nộp thuế có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định.

Hai là, Người nộp thuế có tiền thuế nợ khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.

Ba là, Người nộp thuế có tiền thuế nợ có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.

Bốn là, Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế, trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.

Năm là, Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với trường hợp người nộp thuế được cơ quan quản lý thuế khoản tiền thuế nợ trong thời hạn khoanh nợ; không tính tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật này; được nộp dần tiền thuế nợ trong thời hạn nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế.

Việc nộp dần tiền thuế nợ được thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp người nộp thuế xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định số lần nộp dần và hồ sơ, thủ tục về nộp dần tiền thuế nợ.

Sáu là, Không thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với người nộp thuế có nợ phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.

Bảy là, Cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh và có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh.

2. Các biện pháp biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế

Theo quy định tại Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019, nếu thuộc một trong các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế nêu trên, doanh nghiệp sẽ bị áp dụng một trong các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế như sau:

2.1. Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản; 

Đối tượng bị cưỡng chế này bao gồm:

a) Người nộp thuế thuộc các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 124 Luật Quản lý thuế.

Đối với người nộp thuế còn nợ ngân sách nhà nước có số tiền thuế nợ đã được cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định nộp dần tiền thuế nợ hoặc quyết định gia hạn nộp thuế hoặc quyết định khoanh tiền thuế nợ hoặc thông báo không tính tiền chậm nộp thì chưa thực hiện cưỡng chế đối với số tiền thuế nợ trong thời gian được nộp dần hoặc gia hạn hoặc khoanh nợ hoặc không tính tiền chậm nộp hoặc trong thời gian các cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Nhà nước xác định lại chính xác nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo văn bản đề nghị của người nộp thuế.

b) Tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

c) Tổ chức bảo lãnh nộp tiền thuế cho người nộp thuế: Quá thời hạn quy định 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp tiền thuế nợ theo văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế chưa nộp đủ vào ngân sách nhà nước thì bên bảo lãnh bị cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

d) Kho bạc nhà nước, kho bạc nhà nước cấp tỉnh, kho bạc nhà nước cấp huyện (sau đây gọi chung là kho bạc nhà nước) không thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế mở tại kho bạc nhà nước để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế của cơ quan có thẩm quyền.

đ) Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp người nộp thuế bị cưỡng chế là chủ dự án ODA, chủ tài khoản nguồn vốn ODA và vay ưu đãi tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng thì không áp dụng biện pháp cưỡng chế này.

(Khoản 1 Điều 31 Nghị định 126/2020/NĐ-CP)

2.2. Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;

Biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được hưởng tiền lương, tiền công hoặc thu nhập tại một cơ quan, tổ chức theo biên chế hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ 06 tháng trở lên hoặc được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.

Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.

(Khoản 1 Điều 32 Nghị định 126/2020/NĐ-CP)

2.3. Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; 

a) Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng trong trường hợp không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại mục 2.1, mục 2.2 nêu trên hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc theo đề nghị của cơ quan thuế.

b) Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.

c) Trường hợp cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định ấn định thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành quyết định ấn định thuế thì cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định.

Lưu ý: Không áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với các trường hợp sau đây:

–  Hàng hoá xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế hoặc có mức thuế suất thuế xuất khẩu 0%.

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ trực tiếp an ninh, quốc phòng, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.

(Điều 33 Nghị định 126/2020/NĐ-CP)

2.4. Ngừng sử dụng hóa đơn;

Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế mà không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm Mục 2.1, mục 2.2, mục 2.3 nêu trên hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc theo đề nghị của cơ quan hải quan.

a) Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.

b) Hóa đơn bị ngừng sử dụng bao gồm các loại hóa đơn: hóa đơn tự in do các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự in; hóa đơn đặt in do các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc cơ quan thuế đặt in; hóa đơn điện tử do các tổ chức, cá nhân kinh doanh khởi tạo, lập theo quy định của pháp luật.

(Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ-CP)

2.5. Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;

Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế mà không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm mục 2.1, mục 2.2, mục 2.3, mục 2.4 nêu trên hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế.

Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.

Không áp dụng kê biên tài sản trong trường hợp người nộp thuế là cá nhân đang trong thời gian chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Những tài sản sau đây không được kê biên

a) Đối với cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế:

a.1) Nhà ở duy nhất của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế.

a.2) Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của cá nhân, gia đình người bị cưỡng chế.

a.3) Công cụ lao động thông thường cần thiết được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế.

a.4) Quần áo, đồ dùng sinh hoạt thiết yếu của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế.

a.5) Đồ dùng thờ cúng; di vật, huân chương, huy chương, bằng khen.

b) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh:

b.1) Thuốc chữa bệnh, phương tiện, dụng cụ, tài sản thuộc cơ sở y tế, khám chữa bệnh, trừ trường hợp đây là các tài sản lưu thông để kinh doanh; lương thực, thực phẩm, dụng cụ, tài sản phục vụ ăn giữa ca cho người lao động.

b.2) Nhà trẻ, trường học và các thiết bị, phương tiện, đồ dùng thuộc các cơ sở này, nếu đây không phải là tài sản lưu thông để kinh doanh của doanh nghiệp.

b.3) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống ô nhiễm môi trường.

b.4) Cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, an ninh, quốc phòng; hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.

b.5) Nguyên – vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm là các hóa chất độc hại nguy hiểm không được phép lưu hành.

b.6) Nguyên – vật liệu, bán thành phẩm đang nằm trong dây chuyền sản xuất khép kín.

c) Đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (gọi chung là cơ quan, tổ chức) hoạt động bằng nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp thì không kê biên các tài sản được mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước mà yêu cầu cơ quan, tổ chức đó có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ tài chính để thực hiện quyết định cưỡng chế.

Trường hợp cơ quan, tổ chức có nguồn thu từ các hoạt động có thu hợp pháp khác thì kê biên các tài sản được đầu tư, mua sắm từ nguồn thu đó để thực hiện quyết định cưỡng chế, trừ các tài sản sau đây:

c.1) Thuốc chữa bệnh, phương tiện, dụng cụ, tài sản thuộc cơ sở y tế, khám chữa bệnh, trừ trường hợp đây là các tài sản lưu thông để kinh doanh; lương thực, thực phẩm, dụng cụ, tài sản phục vụ việc ăn giữa ca cho cán bộ, công chức.

c.2) Nhà trẻ, trường học, các thiết bị, phương tiện, đồ dùng thuộc các cơ sở này nếu đây không phải là tài sản lưu thông để kinh doanh của cơ quan, tổ chức.

c.3) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống ô nhiễm môi trường.

c.4) Trụ sở làm việc.

c.5) Cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, an ninh, quốc phòng.

(Điều 35 Nghị định 126/NĐ-CP)

2.6. Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ; 

Việc cưỡng chế thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ (sau đây gọi là bên thứ ba) được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Cơ quan quản lý thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại các mục 2.1 đến mục 2.5 nêu trên hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế.

b) Cơ quan quản lý thuế có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc đang giữ tiền, tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế, bao gồm: Tổ chức, cá nhân đang có khoản nợ đến hạn phải trả cho người nộp thuế bị cưỡng chế. Tổ chức, cá nhân, kho bạc nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng được người nộp thuế bị cưỡng chế ủy quyền giữ hộ tiền, tài sản, hàng hóa, giấy tờ, chứng chỉ có giá hoặc cơ quan quản lý thuế có đủ căn cứ chứng minh số tiền, tài sản, hàng hóa, giấy tờ, chứng chỉ có giá mà cá nhân, hộ gia đình, tổ chức đó đang giữ là thuộc sở hữu của người nộp thuế bị cưỡng chế.

Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.

(Điều 36 Nghị định 126/NĐ-CP)

2.7. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

a) Biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hành nghề hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) được thực hiện khi cơ quan quản lý thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại các mục 2.1 đến 2.6 nêu trên hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế.

b) Khi thực hiện biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều này, cơ quan quản lý thuế phải công khai trên trang thông tin điện tử ngành thuế hoặc ngành hải quan hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.

(Điều 37 Nghị định 126/NĐ-CP)

3. Quy trình cưỡng chế nợ thuế

Ngày 11/11/2022, Tổng cục thuế đã ban hành Quyết định 1795/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ. Theo đó các cơ quan thuế và cơ quan có thẩm quyền liên quan sẽ áp dụng quy trình này vào việc áp dụng cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp.

Xem chi tiết: Quyết định 1795-QĐ-TCT 2022 Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ

 

 

KHUYẾN NGHỊ CỦA LUẬT 3S:

[1] Đây là Bài viết khái quát chung về vấn đề pháp lý mà quý Khách hàng, độc giả của Luật 3S đang quan tâm, không phải ý kiến pháp lý nhằm giải quyết trực tiếp các vấn đề pháp lý của từng Khách hàng. Do đó, bài viết này không xác lập quan hệ Khách hàng –  Luật sư, và không hình thành các nghĩa vụ pháp lý của chúng tôi với quý Khách hàng.

[2] Nội dung bài viết được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định pháp luật có hiệu lực ngay tại thời điểm công bố thông tin, đồng thời bài viết có thể sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (nếu có). Tuy nhiên, lưu ý về hiệu lực văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại mà mọi người đọc được bài viết này. Do đó, cần kiểm tra tính hiệu lực của văn bản pháp luật trước khi áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý của mình hoặc liên hệ Luật 3S để được tư vấn giải đáp.

[3] Để được Luật sư, chuyên gia tại Luật 3S hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, quý Khách hàng vui lòng liên hệ Luật 3S theo thông tin sau: Hotline: 0363.38.34.38 (Zalo/Viber/Call/SMS) hoặc Email: info.luat3s@gmail.com

[4] Dịch vụ pháp lý tại Luật 3S:

Tư vấn Luật | Dịch vụ pháp lý | Luật sư Riêng | Luật sư Gia đình | Luật sư Doanh nghiệp | Tranh tụng | Thành lập Công ty | Giấy phép kinh doanh | Kế toán Thuế – Kiểm toán | Bảo hiểm | Hợp đồng | Phòng pháp chế, nhân sự thuê ngoài | Đầu tư | Tài chính | Dịch vụ pháp lý khác …

Tin tức liên quan