20

Th9

DOANH NGHIỆP CÓ ĐƯỢC KHẤU TRỪ LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG?

Khấu trừ lương của người lao động được hiểu là việc người sử dụng lao động trừ bớt một phần tiền lương của người lao động để nhằm mục đích bù vào khoản tiền đã chi hoặc đã bị thiệt hại trước đó. Vậy theo pháp luật về lao động, việc khấu trừ này có hợp pháp không? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?

Quy định về khấu trừ lương theo Bộ luật lao động

Hiện nay, quy định về khấu trừ lương đã được ghi nhận tại Bộ luật lao động. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 102 Bộ luật lao động 2019 quy định: “1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.”

Như vậy theo quy định trên, người sử dụng lao động hoàn toàn được quyền khẩu trừ lương của người lao động. Tuy nhiên chỉ được khấu trừ lương của người lao động trong các trường hợp sau đây:

Một là, trường hợp Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động.

Hai là, trường hợp Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao.

Ba là, người lao động tiêu hao vật tư quá định mức cho phép.

Có thể thấy, với người lao động, tiền lương chính là nguồn thu nhập chính để trang trải cho cuộc sống. Vậy nên, không phải trong mọi trường hợp người sử dụng lao động đều có quyền khấu trừ tiền lương của người lao động. Mà chỉ được phép khi thuộc các trường hợp nêu trên. Đồng thời lưu ý rằng người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.

Mức khấu trừ tiền lương

Liên quan đến mức khấu trừ lương, tại Khoản 3 Điều 102 Bộ luật lao động 2019 nêu rõ:

“3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.”

Như vậy, doanh nghiệp có thể áp dụng khấu trừ của người lao động nhằm bồi thường thiệt hại về công cụ, trang thiết bị do người lao động gây ra trong quá trình lao động. Tuy nhiên, phải tuân theo mức khấu trừ theo quy định, trường hợp doanh nghiệp cố tình khấu trừ vượt mức quy định thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật.

Mức phạt đối với doanh nghiệp vi phạm quy định về khấu trừ tiền lương

Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định: Đối với người sử dụng lao động có hành vi khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật thì có thể bị phạt tiền theo các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Người lao động còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động. Mức phạt tiền này được áp dụng đối với các hành vi vi phạm là cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, trong trường hợp người sử dụng lao động là Doanh nghiệp thì hành vi cố ý trừ lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động có thể áp dụng mức phạt lên đến 80 triệu đồng. Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu theo khoản 4 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, là: Buộc người sử dụng lao động trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động.

 

KHUYẾN NGHỊ CỦA LUẬT 3S:

[1] Đây là Bài viết khái quát chung về vấn đề pháp lý mà quý Khách hàng, độc giả của Luật 3S đang quan tâm, không phải ý kiến pháp lý nhằm giải quyết trực tiếp các vấn đề pháp lý của từng Khách hàng. Do đó, bài viết này không xác lập quan hệ Khách hàng –  Luật sư, và không hình thành các nghĩa vụ pháp lý của chúng tôi với quý Khách hàng.

[2] Nội dung bài viết được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định pháp luật có hiệu lực ngay tại thời điểm công bố thông tin, đồng thời bài viết có thể sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (nếu có). Tuy nhiên, lưu ý về hiệu lực văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại mà mọi người đọc được bài viết này. Do đó, cần kiểm tra tính hiệu lực của văn bản pháp luật trước khi áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý của mình hoặc liên hệ Luật 3S để được tư vấn giải đáp.

[3] Để được Luật sư, chuyên gia tại Luật 3S hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, quý Khách hàng vui lòng liên hệ Luật 3S theo thông tin sau: Hotline: 0363.38.34.38 (Zalo/Viber/Call/SMS) hoặc Email: info.luat3s@gmail.com

[4] Dịch vụ pháp lý tại Luật 3S:

Tư vấn Luật | Dịch vụ pháp lý | Luật sư Riêng | Luật sư Gia đình | Luật sư Doanh nghiệp | Tranh tụng | Thành lập Công ty | Giấy phép kinh doanh | Kế toán Thuế – Kiểm toán | Bảo hiểm | Hợp đồng | Phòng pháp chế, nhân sự thuê ngoài | Đầu tư | Tài chính | Dịch vụ pháp lý khác …

 

Tin tức liên quan