18

Th4

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY BẮN CUNG GIẢI TRÍ

Bắn cung là một loại hình thể thao có từ rất lâu, ngày nay loại hình này trở thành bộ môn giải trí được khá nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, đây là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp kinh doanh bắn cung giải trí phải đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định pháp luật. Cùng theo dõi bài viết sau đây của Luật 3S để nắm rõ thủ tục thành lập công ty kinh doanh bắn cung giải trí nhé!

 

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật doanh nghiệp 2020;

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp ;

– Thông tư 01/202/TT-BKHĐT ngày 16/03/2021 Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;

– Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg ngày 06/07/2018 Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;

– Luật đầu tư 2020;

– Luật Thể dục, thể thao sửa đổi năm 2018

– Nghị định 36/2019/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thể dục thể thao sửa đổi năm 2018;

– Thông tư 07/2021/TT-BVHTTDL quy định về tập huấn chuyên môn thể thao đối với người hướng dẫn tập luyện thể thao

– Thông tư 31/2018/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Bắn súng thể thao

 

II. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH BẮN CUNG GIẢI TRÍ

1. Bắn cung giải trí là gì?

Bắn cung là một môn nghệ thuật, thực hành hoặc kĩ năng sử dụng cung để đẩy các mũi tên đi nhắm đến đích. Ngày nay, bắn cung còn được xem là loại hình giải trí độc đáo và cũng là một môn thể thao được nhiều người ưa thích

2. Điều kiện về an ninh trật tự đối với kinh doanh bắn cung giải trí

Bắn cung không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư 2020. Tuy nhiên, đây cũng là loại hình giải trí có thể gây nguy hiểm nếu người chơi không có đủ kỹ năng. Do đó, pháp luật vẫn có quy định điều chỉnh đối với ngành nghề này, cụ thể:

Căn cứ theo Thông tư số 04/2019/TT-BVHTTDL thì tập luyện thi đấu bắn cung thuộc danh mục hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện.

Theo quy định tại Khoản 24, 25 Điều 1 Luật số 26/2018/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao như sau:

Sửa đổi, bổ sung Điều 55 như sau:

“Điều 55. Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp

1. Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp bao gồm:

a) Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao.

2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;

b) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều này và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.”

Như vậy, thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bắn cung đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu về nhân sự, trang thiết bị, cơ sở vật chất và phải xin giấy phép đủ điều kiện hoạt động tại cơ quan có thẩm quyền.

Doanh nghiệp chỉ được tiến hành kinh doanh hoạt động thể thao sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao.

Căn cứ theo nghị định 36/2019/NĐ-CP, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bắn cung thể thao cần đáp ứng điều kiện sau:

* Điều kiện về Nhân viên chuyên môn

Nhân viên chuyên môn của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao bao gồm:

1. Người hướng dẫn tập luyện thể thao phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Là huấn luyện viên hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp 2 trở lên hoặc tương đương phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;

b) Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;

c) Được tập huấn chuyên môn thể thao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Nhân viên cứu hộ.

3. Nhân viên y tế.

(Điều 12 Nghị định 36/2019/NĐ-CP)

* Cơ sở vật chất, trang thiết bị

1. Quy định chung

a) Có tường bao quanh trường bắn dày ít nhất 20cm, chiều cao trên 03m;

b) Ánh sáng chung ít nhất 500 lux, ánh sáng mặt bia tối thiểu 1.500 lux;

c) Có kho, nơi cất giữ súng, đạn thể thao bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;

d) Có khu vực kiểm tra trang thiết bị tập luyện và thi đấu;

đ) Trường bắn phải có tuyến bắn và tuyến bia song song với nhau, lối đi riêng từ tuyến bắn lên tuyến bia có vách ngăn an toàn dày ít nhất 02cm, cao ít nhất 02m;

e) Khu vực dành cho khán giả ở phía sau tuyến bắn, cách tuyến bắn ít nhất là 05m;

g) Có sổ theo dõi quá trình sử dụng súng, đạn thể thao được thực hiện theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

h) Có sổ theo dõi người tham gia tập luyện được thực hiện theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

i) Có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế;

k) Có bảng hướng dẫn cách sử dụng súng thể thao; có bảng nội quy quy định những nội dung chủ yếu sau: Trích dẫn quy định của pháp luật về trách nhiệm của người tập luyện, người hướng dẫn tập luyện và các cá nhân có liên quan trong việc sử dụng và bảo quản súng thể thao; đối tượng tham gia tập luyện được phép sử dụng súng thể thao, giờ tập luyện, trang phục tập luyện.
Người tham gia tập luyện được sử dụng súng thể thao thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

2. Quy định đối với trường bắn cự ly 50m

a) Chiều dài trường bắn ít nhất 60m; chiều dài được thiết kế gồm 50m (trong đó có ít nhất 35m ngoài trời hoặc khoảng trống) + 02m tuyến bia + 05m tuyến bắn + khu vực khán giả; Chiều rộng trường bắn không nhỏ hơn 15m, đảm bảo chứa được không ít hơn 10 bệ bắn;

b) Có phễu hoặc tấm chắn đạn đặt sát phía sau bia, làm bằng thép.

3. Quy định đối với trường bắn cự ly 25m

a) Chiều dài trường bắn ít nhất 35m; chiều dài được thiết kế gồm 25m (trong đó có ít nhất 12,5m ngoài trời hoặc khoảng trống) + 03m tuyến bia + 05m tuyến bắn + khu vực khán giả; chiều rộng trường bắn không nhỏ hơn 15m;

b) Thùng hoặc phễu chắn đạn đặt song song và cách khung bia 01m về phía sau;

c) Có lưới chắn vỏ đạn phía trước người bắn.

4. Quy định đối với trường bắn cự ly 10m dùng cho các loại súng hơi
Trường bắn có kích thước mỗi chiều không nhỏ hơn 20m; chiều dài được thiết kế gồm 10m + 20cm tuyến bia + 05m tuyến bắn + khu vực khán giả; chiều rộng đảm bảo chứa được 10 bệ bắn, mỗi bệ bắn rộng 01m và cách nhau 01m.

5. Quy định đối với trường bắn cự ly 10m dùng cho bia di động
Chiều dài trường bắn ít nhất 20m; chiều dài được thiết kế gồm 10m + 02m tuyến bia + 05m tuyến bắn + khu vực khán giả. Chiều rộng trường bắn ít nhất 10m, được chia thành 02 khoang riêng biệt, mỗi khoang rộng 03m.

6. Quy định đối với trường bắn đĩa bay

a) Trường bắn có kích thước an toàn mỗi chiều không nhỏ hơn 150m;

b) Lưới an toàn cao 03 m đặt ở phía trên tường bao quanh trường bắn;

c) Đảm bảo chiều dài từ hào phóng đĩa đến vị trí đứng bắn cách nhau không nhỏ hơn 15m;

d) Khoảng cách từ vị trí đứng bắn theo hướng bắn đến tường bao quanh ít nhất 70m;

đ) Có rào chắn cách ít nhất 07m ở phía sau đường di chuyển chắn giữa khán giả và khu vực bắn.

7. Quy định đối với trường bắn đạn sơn

a) Trường bắn có kích thước mỗi chiều không nhỏ hơn 100m;

b) Bên trong trường bắn đặt ít nhất 03 mục tiêu bắn bằng một trong các chất liệu: đất, gỗ, nhựa.

(Điều 3 Thông tư 31/2018/TT-BVHTTDL)

* Đối với trang thiết bị thi đấu

8. Thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và i khoản 1 và các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 3 nêu trên.

Có 20 bệ bắn trở lên đối với các trường bắn cự ly 50m, 25m và 10m.

Có 02 khung bắn trở lên đối với trường bắn cự ly 10m súng trường hơi di động.

(Điều 4 Thông tư 31/2018/TT-BVHTTDL)

* Mật độ tập luyện, hướng dẫn tập luyện

Mật độ tập luyện trên vị trí bắn bảo đảm ít nhất 01người/01m2.

Mỗi người hướng dẫn tập luyện hướng dẫn không quá 10 người/buổi.

(Điều 5 Thông tư 31/2018/TT-BVHTTDL)

 

III. THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY BẮN CUNG GIẢI TRÍ

Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập doanh nghiệp

(1) Loại hình doanh nghiệp:

Tùy theo số lượng thành viên góp vốn, nhu cầu và mong muốn mà Doanh nghiệp sẽ chọn loại hình phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay, có những loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và công ty cổ phần

(2) Tên doanh nghiệp:

Doanh nghiệp lưu ý tên doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau:

a. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

– Loại hình doanh nghiệp:

Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

– Tên riêng doanh nghiệp:

– Tên riêng doanh nghiệp: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

b. Những điều cấm khi đặt tên Doanh nghiệp

– Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

– Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định của luật doanh nghiệp, như sau:

+ Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-“, “_”;

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;

+ Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

(Xem thêm quy định về đặt tên doanh nghiệp tại: Điều 37, 38, 39 Luật Doanh nghiệp, Điều 18, 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

(3) Địa chỉ trụ sở: Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có); Công ty có thể đặt địa chỉ trụ sở chính tại Nhà ở riêng lẻ hoặc Toà nhà văn phòng, Địa điểm được nhà nước phê duyệt có công năng thương mại (được phép kinh doanh).

Lưu ý: Trụ sở công ty không được đặt tại Nhà chung cư nếu Chung cư đó chỉ có chức năng để ở (tức không có chức năng kinh doanh).

(4) Vốn điều lệ: Bắn cung giải trí không phải là ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định. Do đó, doanh nghiệp có thể tự do đăng ký kinh doanh mà không phải lo mức vốn tối thiểu và tối đa là bao nhiêu.

Lưu ý: Vốn điều lệ phải được góp đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày được Sở kế hoạch đầu tư cấp giấy phép Đăng ký kinh doanh. Trường hợp đối với công ty cổ phần, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên nếu Điều lệ công ty quy định mức thời hạn góp vốn ngắn hơn thì phải tuân theo quy định đã cam kết đó.

(5) Ngành nghề kinh doanh:

Doanh nghiệp có thể kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Doanh nghiệp căn cứ quyết định 27/2018/QĐ-TTg để lựa chọn và đăng ký mã ngành phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Sau đây là mã ngành nghề thuộc lĩnh vực Bắn cung giải trí

9311 – 93110: Hoạt động của các cơ sở thể thao

Nhóm này gồm:

– Hoạt động của các cơ sở tổ chức các sự kiện thể thao trong nhà hoặc ngoài trời (trong nhà hoặc ngoài trời có hoặc không có mái che, có hoặc không có chỗ ngồi cho khán giả):

+ Sân vận động bóng đá, khúc côn cầu, criket, bóng chày,

+ Đường đua ô tô, đua chó, đua ngựa,

+ Bể bơi và sân vận động,

+ Đường đua và các sân vận động,

+ Đấu trường thể thao và sân vận động mùa đông,

+ Sàn đấm bốc,

+ Sân golf,

+ Sân tennis,

+ Đường chơi bowling;

– Tổ chức và điều hành các sự kiện thể thao chuyên nghiệp và nghiệp dư trong nhà và ngoài trời của các nhà tổ chức sở hữu các cơ sở đó;

– Gồm cả việc quản lý và cung cấp nhân viên cho hoạt động của các cơ sở này.

Loại trừ:

– Cho thuê các thiết bị thể thao và giải trí được phân vào nhóm 77210 (Cho thuê thiết bị thể thao, vui chơi, giải trí);

– Hoạt động của công viên và bãi biển được phân vào nhóm 93290 (Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu);

8551 – 85510: Giáo dục thể thao và giải trí

Nhóm này gồm: Các trại và các trường tiến hành giảng dạy các hoạt động thể thao cho các nhóm hoặc các cá nhân. Các trại huấn luyện thể thao ban ngày và ban đêm cũng bao gồm ở đây. Nó không bao gồm các học viện, các trường cao đẳng và các trường đại học. Việc giảng dạy có thể được tiến hành ở nhiều môi trường khác nhau, như ở các đơn vị hoặc theo điều kiện học của khách hàng, các cơ sở giáo dục hoặc các phương tiện giảng dạy khác. Việc dạy học ở nhóm này được tổ chức một cách chính thức.

Nhóm này cũng gồm:

– Dạy các môn thể thao (ví dụ như bóng chày, bóng rổ, bóng đá, v.v…);

– Dạy thể thao, cắm trại;

– Hướng dẫn cổ vũ;

– Dạy thể dục;

– Dạy cưỡi ngựa;

– Dạy bơi;

– Huấn luyện viên, giáo viên và các hướng dẫn viên thể thao chuyên nghiệp;

– Dạy võ thuật;

– Dạy chơi bài;

– Dạy yoga.

Loại trừ: Giáo dục về văn hóa được phân vào nhóm 85520 (Giáo dục văn hóa nghệ thuật).

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu (tuỳ theo mỗi loại hình doanh nghiệp mà có mẫu Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp khác nhau);

b) Điều lệ công ty (áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh, công ty TNHH, Công ty cổ phần)

c) Danh sách thành viên góp vốn hoặc Danh sách cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh);

d) Bản sao các giấy tờ sau đây:

– Giấy tờ pháp lý (CMND/ CCCD/ Hộ chiếu) của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu của doanh nghiệp

– Giấy tờ pháp lý (CMND/ CCCD/ Hộ chiếu) của cá nhân đối với thành viên góp vốn công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý (Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký́ doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác) của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (Đối với trường hợp chủ sở hữu là tổ chức ủy quyền cho cá nhân quản lý phần vốn góp)

– Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

e) Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh

Bước 3: Nộp Hồ sơ:

– Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:

+ Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

+ Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 4: Nhận kết quả:

– Sau 3 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.

 

IV. GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN BẮN SÚNG THỂ THAO

1. Thành phần hồ sơ

Thành phần hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự được quy định tại Điều 19 Nghị định 36/2019/NĐ-CP, bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (có kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; bản sao văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận của nhân viên chuyên môn).

2. Cơ quan cấp phép

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đăng ký địa điểm kinh doanh hoạt động thể thao hoặc nơi doanh nghiệp có trụ sở chính trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều địa điểm kinh doanh hoạt động thể thao.

3. Trình tự thực hiện

– Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị đến cơ quan chuyên môn có thẩm quyền giải quyết

– Cơ quan chuyên môn có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ cấp cho doanh nghiệp giấy tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Việc kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 Luật Thể dục, thể thao được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao, cụ thể:

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều này và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoặc qua đường bưu điện, qua mạng điện tử.

 

V. NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1. Các thủ tục nào phải làm sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?

Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xem là hoàn thành nước đầu tiên trong việc thành lập công ty. Tuy nhiên, để công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty phải thực hiện các công việc ban đầu khi mới thành lập như sau:

– Khắc con dấu cho công ty;

– Treo biển tại trụ sở công ty;

– Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp

– Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;

– Thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu;

– Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

2. Các loại thuế, lệ phí nhà nước phải đóng sau khi thành lập công ty?

– Lệ phí môn bài: Năm đầu tiên được miễn lệ phí môn bài. Thời hạn nộp lệ phí Môn bài chậm nhất ngày 30/1 hằng năm. Nếu Vốn điều lệ đăng ký dưới 10 tỷ thì lệ phí môn bài là 2.000.000 đồng/năm , trên 10 tỷ thì lệ phí môn bài phải nộp là 3.000.000 đồng/năm

– Thuế thu nhập doanh nghiệp: Tùy vào mức doanh thu, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, công ty sẽ phải đóng số thuế theo quy định pháp luật.

Thuế thu nhập doanh nghiệp = (Doanh thu tính thuế –  tất cả các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của doanh nghiệp) x Thuế suất 20% (hoặc tuỳ hàng hoá/dịch vụ kinh doanh có được ưu đãi thuế suất doanh nghiệp hay không thì có thể có thuế suất thấp hơn 20%).

– Thuế giá trị gia tăng: Là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế suất GTGT đối với các ngành nghề có các mức 0%, 5%, 8%, 10% hoặc không chịu thuế tùy thuộc vào loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.

 

 

KHUYẾN NGHỊ CỦA LUẬT 3S:

[1] Đây là Bài viết khái quát chung về vấn đề pháp lý mà quý Khách hàng, độc giả của Luật 3S đang quan tâm, không phải ý kiến pháp lý nhằm giải quyết trực tiếp các vấn đề pháp lý của từng Khách hàng. Do đó, bài viết này không xác lập quan hệ Khách hàng –  Luật sư, và không hình thành các nghĩa vụ pháp lý của chúng tôi với quý Khách hàng.

[2] Nội dung bài viết được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định pháp luật có hiệu lực ngay tại thời điểm công bố thông tin, đồng thời bài viết có thể sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (nếu có). Tuy nhiên, lưu ý về hiệu lực văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại mà mọi người đọc được bài viết này. Do đó, cần kiểm tra tính hiệu lực của văn bản pháp luật trước khi áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý của mình hoặc liên hệ Luật 3S để được tư vấn giải đáp.

[3] Để được Luật sư, chuyên gia tại Luật 3S hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, quý Khách hàng vui lòng liên hệ Luật 3S theo thông tin sau: Hotline: 0363.38.34.38 (Zalo/Viber/Call/SMS) hoặc Email: info.luat3s@gmail.com

[4] Dịch vụ pháp lý tại Luật 3S:

Tư vấn Luật | Dịch vụ pháp lý | Luật sư Riêng | Luật sư Gia đình | Luật sư Doanh nghiệp | Tranh tụng | Thành lập Công ty | Giấy phép kinh doanh | Kế toán Thuế – Kiểm toán | Bảo hiểm | Hợp đồng | Phòng pháp chế, nhân sự thuê ngoài | Đầu tư | Tài chính | Dịch vụ pháp lý khác …

Tin tức liên quan