22

Th2

Có bắt buộc đăng ký website với Bộ công thương đối với website quảng cáo phòng khám ?

Hỏi: Hiện nay tôi đang có 1 website về các dịch vụ khám chữa bệnh của phòng khám nha khoa, bên cạnh đó website còn đăng bán hàng một số sản phẩm về nha khoa, thực phẩm chức năng … vậy trường hợp của tôi có bắt buộc phải đăng ký website với bộ công thương không? Kính mong Luật sư giải đáp tư vấn. Nếu bắt buộc phải thực hiện thì Công ty có dịch vụ thực hiện thủ tục thông báo website này không?

Luật sư Đáp:

MedicLaw xin gửi đến quý đọc giả thư tư vấn (“Thư tư vấn”) liên quan đến việc Đăng ký, Thông báo Website thương mại điện tử.

I. Căn cứ pháp lý

Khi đưa ra ý kiến tư vấn liên quan đến việc Đăng ký, Thông báo Website thương mại điện tử, Luật sư căn cứ vào các Quy phạm pháp luật sau đây:

  • Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013 về thương mại điện tử:

Điều 4. Các hành vi bị cấm trong hoạt động thuơng mại điện tử

Vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử:

a) Tổ chức mạng lưới kinh doanh, tiếp thị cho dịch vụ thương mại điện tử, trong đó mỗi người tham gia phải đóng một khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới;

b) Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;

c) Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;

d) Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử khi chưa đăng ký hoặc chưa được cấp phép theo các quy định của Nghị định này;

đ) Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử không đúng với thông tin trong hồ sơ đăng ký hoặc cấp phép;

e) Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thực hiện các thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử, đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, đăng ký hoặc xin cấp phép các dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử.

Vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử:

a) Giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng ký trên website thương mại điện tử;

b) Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử khi chưa được những chương trình này công nhận;

c) Sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác trên website thương mại điện tử để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;

d) Sử dụng đường dẫn để cung cấp những thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website có gắn đường dẫn này.

Vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử:

a) Thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử;

b) Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử;

c) Can thiệp vào hệ điều hành và trình duyệt Internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website nhằm buộc khách hàng lưu lại website trái với ý muốn của mình.

Các vi phạm khác:

a) Đánh cắp, sử dụng, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Giả mạo hoặc sao chép giao diện website thương mại điện tử của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc để gây nhầm lẫn, gây mất lòng tin của khách hàng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân đó.

Điều 28. Cung cấp thông tin trên website thương mại điện tử bán hàng

Website thương mại điện tử bán hàng phải cung cấp đầy đủ thông tin về người sở hữu website, hàng hóa, dịch vụ và các điều khoản của hợp đồng mua bán áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website theo quy định từ Điều 29 đến Điều 34 Nghị định này.

Những thông tin này phải bảo đảm các yêu cầu sau:

Rõ ràng, chính xác, dễ tìm và dễ hiểu;

Được sắp xếp tại các mục tương ứng trên website và có thể truy cập bằng phương pháp trực tuyến;

Có khả năng lưu trữ, in và hiển thị được về sau;

Được hiển thị rõ đối với khách hàng trước thời điểm khách hàng gửi đề nghị giao kết hợp đồng.

Điều 52. Điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng

Các thương nhân, tổ chức, cá nhân được thiết lập website thương mại điện tử bán hàng nếu đáp ứng các điều kiện sau:

Là thương nhân, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ phù hợp hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân.

Có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên Internet.

Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định tại Điều 53 Nghị định này.

Điều 53. Thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử bán hàng

Thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử bán hàng phải thông báo với Bộ Công Thương thông qua công cụ thông báo trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử;

Thông tin phải thông báo bao gồm:

a) Tên miền của website thương mại điện tử;

b) Loại hàng hóa, dịch vụ giới thiệu trên website;

c) Tên đăng ký của thương nhân, tổ chức hoặc tên của cá nhân sở hữu website;

d) Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;

đ) Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức; hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân;

e) Tên, chức danh, số chứng minh nhân dân, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của người đại diện thương nhân, người chịu trách nhiệm đối với website thương mại điện tử;

g) Các thông tin khác theo quy định của Bộ Công Thương.

Điều 78. Xử lý vi phạm hành chính trong thương mại điện tử

Thương nhân, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử:

a) Vi phạm quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử tại Điều 4 Nghị định này;

b) Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử;

c) Vi phạm quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong thương mại điện tử;

d) Vi phạm quy định về thông báo thiết lập website thương mại điện tử bán hàng;

đ) Vi phạm quy định về đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

e) Vi phạm quy định về hoạt động đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử;

g) Vi phạm quy định về bảo vệ thông tin cá nhân trong thương mại điện tử;

h) Vi phạm quy định về an toàn thanh toán trong thương mại điện tử;

i) Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật;

k) Tiếp tục hoạt động sau khi thương nhân, tổ chức đã bị chấm dứt đăng ký cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

l) Tiếp tục hoạt động sau khi đã chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký, chấm dứt hoặc bị thu hồi giấy phép hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử;

m) Vi phạm các quy định khác của Nghị định này.

Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan quản lý xem xét tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của thương nhân, tổ chức để ra quyết định đình chỉ hoạt động/tước quyền sử dụng giấy phép hoặc hủy bỏ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đối với các vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.

Trường hợp thương nhân, tổ chức, cá nhân vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích vật chất của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc xử phạt, thời hiệu xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử được thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có liên quan.

Thanh tra Bộ Công Thương, Cơ quan quản lý thị trường, Thanh tra Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan nhà nước khác có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử theo thẩm quyền quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có liên quan.

  • Thông tư số 47/2014/TT-BCT quy định về Quản lý website thương mại điện tử.

“Điều 9. Quy trình thông báo

Việc tiếp nhận, xử lý thông báo website thương mại điện tử bán hàng được Bộ Công Thương thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn.

Thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử bán hàng truy cập vào Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử và thực hiện các bước sau:

Bước 1: Thương nhân, tổ chức, cá nhân đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống bằng việc cung cấp những thông tin sau:

– Tên thương nhân, tổ chức, cá nhân;

– Số đăng ký kinh doanh của thương nhân hoặc số quyết định thành lập của tổ chức hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân;

– Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động;

– Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;

– Các thông tin liên hệ.

Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức, cá nhân nhận kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

– Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, thương nhân, tổ chức, cá nhân được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống và tiến hành tiếp Bước 3;

– Nếu đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu.

Bước 3: Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống, thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Thông báo website thương mại điện tử bán hàng và tiến hành khai báo thông tin theo mẫu.

Bước 4: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức, cá nhân nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

– Xác nhận thông tin khai báo đầy đủ, hợp lệ;

– Cho biết thông tin khai báo chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ. Khi đó, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải quay về Bước 3 để khai báo lại hoặc bổ sung các thông tin theo yêu cầu.

Thương nhân, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ qua thư điện tử hoặc tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp để tiến hành cập nhật và chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu.

Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu bổ sung thông tin ở Bước 4 theo quy định tại Khoản 2 Điều này, nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân không có phản hồi thì hồ sơ thông báo sẽ bị chấm dứt và phải tiến hành thông báo lại hồ sơ từ Bước 3.

Điều 10. Xác nhận thông báo

Thời gian xác nhận thông báo: 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thông báo đầy đủ, hợp lệ của thương nhân, tổ chức, cá nhân.

Khi xác nhận thông báo, Bộ Công Thương sẽ gửi cho thương nhân, tổ chức, cá nhân qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký một đoạn mã để gắn lên website thương mại điện tử bán hàng, thể hiện thành biểu tượng đã thông báo. Khi chọn biểu tượng này, người sử dụng được dẫn về phần thông tin thông báo tương ứng của thương nhân, tổ chức, cá nhân tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.”

Điều 12. Cập nhật thông tin thông báo định kỳ

Mỗi năm một lần kể từ thời điểm được xác nhận thông báo, thương nhân, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ cập nhật thông tin thông báo bằng cách truy cập vào tài khoản trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử và khai báo thông tin theo mẫu.

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ cập nhật thông tin, nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân không tiến hành cập nhật, Bộ Công Thương sẽ gửi thông báo nhắc nhở thông qua tài khoản của thương nhân, tổ chức, cá nhân trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử. Trong vòng 15 ngày kể từ khi gửi thông báo nhắc nhở, nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân vẫn không có phản hồi thì Bộ Công Thương hủy bỏ thông tin thông báo trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.”

 

II. Ý kiến pháp lý

  1. Thông báo thiết lập website thương mại điện tử cho Bộ Công thương

Theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì Công ty khi thiết lập website thương mại điện tử bán hàng phải thông báo cho Bộ Công thương trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử. Thông tin thông báo bao gồm:

– Tên miền của website thương mại điện tử;

– Loại hàng hóa, dịch vụ giới thiệu trên website;

– Tên đăng ký của Công ty;

– Địa chỉ trụ sở của Công ty;

– Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty

– Tên, chức danh, số chứng minh nhân dân, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của người đại diện của Công ty, người chịu trách nhiệm đối với website thương mại điện tử;

– Các thông tin khác theo quy định của Bộ Công Thương.

Quy trình thông báo gồm 4 bước:

Bước 1: Đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống của Bộ Công thương (Hãy nhớ tài khoản tên đăng nhập và passwword);

Bước 2: Tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Thông báo website thương mại điện tử bán hàng và tiến hành khai báo thông tin theo mẫu;

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức, cá nhân nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký;

Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu bổ sung thông tin mà Công ty không bổ sung thông tin đầy đủ thì hồ sơ sẽ bị từ chối.

Bước 3: Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thông báo đầy đủ, hợp lệ của Công ty, Bộ Công Thương sẽ gửi cho thương nhân, tổ chức, cá nhân qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký một đoạn mã để gắn lên website thương mại điện tử bán hàng, thể hiện thành biểu tượng đã thông báo.

 

2. Cập nhật Thông tin thông báo định kỳ

Theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 47/2014/TT-BCT, mỗi năm một lần kể từ thời điểm được xác nhận thông báo, Công ty phải tiến hành cập nhật thông báo bằng cách truy cập vào tài khoản trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ cập nhật thông tin, Bộ Công thương sẽ ra thông báo nhắc nhở.

Trong vòng 15 ngày kể từ khi gửi thông báo nhắc nhở, Công ty vẫn không thực hiện thì Bộ Công thương tiến hành gỡ bỏ thông tin.

 

3. Thông tin cung cấp trên website điện tử bán hàng

Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, thì những thông tin trên website phải đáp ứng yêu cầu sau:

– Rõ ràng, chính xác, dễ tìm và dễ hiểu;

– Được sắp xếp tại các mục tương ứng trên website và có thể truy cập bằng phương pháp trực tuyến;

– Có khả năng lưu trữ, in và hiển thị được về sau;

– Được hiển thị rõ đối với khách hàng trước thời điểm khách hàng gửi đề nghị giao kết hợp đồng.

a. Thông tin về người sở hữu website:

– Tên và địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc tên và địa chỉ thường trú của cá nhân.

– Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức, hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân.

– Số điện thoại hoặc một phương thức liên hệ trực tuyến khác.

b. Thông tin về hàng hóa, dịch vụ:

Những thông tin cụ thể để khách hàng có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ nhằm tránh sự hiểu nhầm khi quyết định việc đề nghị giao kết hợp đồng.

c. Thông tin về giá cả:

Thể hiện rõ giá đó đã bao gồm hay chưa bao gồm những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ như thuế, phí đóng gói, phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác, nếu không được xem là đã bao gồm.

d. Thông tin về điều kiện giao dịch chung:

Công ty phải công bố những điều kiện giao dịch chung đối với hàng hóa hoặc dịch vụ giới thiệu trên website, bao gồm:

– Các điều kiện hoặc hạn chế trong việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, như giới hạn về thời gian hay phạm vi địa lý, nếu có;

– Chính sách hoàn trả, bao gồm thời hạn hoàn trả, phương thức trả hoặc đổi hàng đã mua, cách thức lấy lại tiền, chi phí cho việc hoàn trả này;

– Chính sách bảo hành sản phẩm, nếu có;

– Các tiêu chuẩn dịch vụ, quy trình cung cấp dịch vụ, biểu phí và các điều khoản khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, bao gồm cả những điều kiện và hạn chế nếu có;

– Nghĩa vụ của người bán và nghĩa vụ của khách hàng trong mỗi giao dịch.

Lưu ý: Các điều kiện giao dịch chung phải có màu chữ tương phản với màu nền của phần website đăng các điều kiện giao dịch chung đó và ngôn ngữ thể hiện điều kiện giao dịch chung phải bao gồm tiếng Việt.

Trong trường hợp website có chức năng đặt hàng trực tuyến, người bán phải có cơ chế để khách hàng đọc và bày tỏ sự đồng ý riêng với các điều kiện giao dịch chung trước khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng.

d. Thông tin về vận chuyển và giao nhận:

Công ty phải công bố những thông tin sau về điều kiện vận chuyển và giao nhận áp dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ giới thiệu trên website:

– Các phương thức giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;

– Thời hạn ước tính cho việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, có tính đến yếu tố khoảng cách địa lý và phương thức giao hàng;

– Các giới hạn về mặt địa lý cho việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, nếu có.

e. Thông tin về các phương thức thanh toán.

Công ty phải công bố toàn bộ các phương thức thanh toán áp dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ giới thiệu trên website, kèm theo giải thích rõ ràng, chính xác để khách hàng có thể hiểu và lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp.

Trong trường hợp website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến, Công ty phải thiết lập cơ chế để khách hàng sử dụng chức năng này được rà soát và xác nhận thông tin chi tiết về từng giao dịch thanh toán trước khi thực hiện việc thanh toán.

 

4. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thương mại điện tử

Khi đăng ký hoạt động thương mại điện tử, Công ty không được vi phạm các điều cấm được quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP:

– Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;

– Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;

– Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thực hiện các thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử, đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, đăng ký hoặc xin cấp phép các dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử.

– Giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng ký trên website thương mại điện tử;

– Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử khi chưa được những chương trình này công nhận;

– Sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác trên website thương mại điện tử để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;

– Sử dụng đường dẫn để cung cấp những thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website có gắn đường dẫn này;

– Thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử;

– Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử;

– Can thiệp vào hệ điều hành và trình duyệt Internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website nhằm buộc khách hàng lưu lại website trái với ý muốn của mình.

5. Xử lý vi phạm hành chính trong thương mại điện tử

Trong trường hợp Công ty có hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều 78 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Mức phạt cụ thể được quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

– Phạt tiền: 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng hoặc 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng đối với hành hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử; Đồng thời áp dụng hình thứ xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục;

– Phạt tiền: 5.000.000 đồng – 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thông tin và giao dịch trên Website thương mại điện tử; Đồng thời áp dụng hình thứ xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục.

 

Ngoài ra, cần phải chuẩn bị các thông tin sau để phục vụ cho việc soạn hồ sơ thông báo website:

– Thông tin Giấy phép kinh doanh, giấy phép con theo ngành nghề hoạt động đính kèm hồ sơ.

– Tên miền chính hoặc miền khác

– Loại hàng hóa dịch vụ cần cung cấp trên Website;

– Đơn vị cung cấp dịch vụ hosting.

Medic Law cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thông báo website thương mại điện tử cho quý khách hàng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí, giúp khách hàng có một website tuân thủ đúng quy định pháp luật. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hướng dẫn thủ tục chi tiết.

Trả lời

Tin tức liên quan