01

Th10

TÒA ÁN TUYÊN BỐ MỘT NGƯỜI MẤT TÍCH TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

Mất tích là tình trạng để chỉ một cá nhân; đột nhiên biến mất, không ai biết thêm thông tin gì về cá nhân mất tích hoặc không rõ là còn sống hay đã chết. Dưới góc độ pháp lý thì một người chỉ bị coi là đã mất tích khi có quyết định của tòa án. Vậy, điều kiện gì để Tòa án tuyên bố mất tích một người và thủ tục yêu cầu tuyên bố mất tích một người được quy định như thế nào?

1. Điều kiện tuyên bố một người mất tích

Theo khoản 1 Điều 68 Bộ luật Dân sự, điều kiện để Tòa án tuyên bố một người mất tích là:

– Người đó phải biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết;

– Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó.

+ Nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng;

+ Nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

Khi đó, theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

2. Hậu quả của việc tuyên bố một người mất tích

Việc tuyên bố một người mất tích kéo theo những hậu quả pháp lí nhất định như:

(i) Về tư cách chủ thể

Khi toà án ra quyết định tuyên bố mất tích, tư cách chủ thể của người bị tuyên bố mất tích chỉ tạm thời dừng lại mà không bị chấm dứt. Khi người đó trở về, tư cách chủ thể của họ lại được khôi phục.

(ii) Về quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích

Theo quy định tạiĐiều 69 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật này, cụ thể:

Về quyền, người quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích cos các quyền như sau:

– Quản lý tài sản của người vắng mặt.

– Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt.

– Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt.

Về nghĩa vụ, người quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích cos các nghĩa vụ như sau:

a) Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án giao tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú cho người sau đây quản lý:

– Đối với tài sản đã được người vắng mặt uỷ quyền quản lý thì người được uỷ quyền tiếp tục quản lý;

– Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;

– Đối với tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.

b) Trường hợp không có những người được quy định tại điểm a nêu trên thì Tòa án chỉ định một người trong số những người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài sản; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

(iii) Về việc ly hôn với người bị tuyên bố mất tích

Căn cứ khoản 2 Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015, Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

3. Thủ tục yêu cầu tuyên bố một người mất tích

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu tuyên bố mất tích

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

– Đơn yêu cầu (theo mẫu của tòa án);

– Các tài liệu, giấy tờ chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình; như giấy tờ xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó đã biệt tích được từ 2 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết

– Các tài liệu, giấy tờ chứng cứ chứng minh đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm mà vẫn không có tin tức.

– Các giấy tờ nhân thân của người gửi đơn yêu cầu tuyên bố mất tích; (giấy tờ cá nhân và chứng minh quan hệ liên quan của người yêu cầu).

– Bản sao quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú (nếu có)

Bước 2: Người có quyền và lợi ích liên quan nộp đơn yêu cầu cho Tòa án nhân dân.

Theo quy định tại Điều 387 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích  tại nơi mà người mất tích cư trú.

Bước 3: Thông báo tìm kiếm người mất tích

1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.

Thông báo tìm kiếm phải được đăng trên một trong các báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp; Cổng thông tin điện tử của Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có) và phát sóng trên Đài phát thanh; hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.

Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo tìm kiếm lần đầu tiên.

2. Trong thời hạn thông báo, nếu người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn 4 tháng thông báo thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

Bước 4: Ra quyết định tuyên bố người mất tích

Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích;

Trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích đó và được chấp nhận thì trong quyết định tuyên bố một người mất tích, Tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

Lệ phí yêu cầu tuyên bố mất tích: Theo bảng danh mục lệ phí Tòa án quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, cụ thể yêu cầu tuyên bố một người mất tích là 300.000 đồng.

 

 

KHUYẾN NGHỊ CỦA LUẬT 3S:

[1] Đây là Bài viết khái quát chung về vấn đề pháp lý mà quý Khách hàng, độc giả của Luật 3S đang quan tâm, không phải ý kiến pháp lý nhằm giải quyết trực tiếp các vấn đề pháp lý của từng Khách hàng. Do đó, bài viết này không xác lập quan hệ Khách hàng –  Luật sư, và không hình thành các nghĩa vụ pháp lý của chúng tôi với quý Khách hàng.

[2] Nội dung bài viết được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định pháp luật có hiệu lực ngay tại thời điểm công bố thông tin, đồng thời bài viết có thể sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (nếu có). Tuy nhiên, lưu ý về hiệu lực văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại mà mọi người đọc được bài viết này. Do đó, cần kiểm tra tính hiệu lực của văn bản pháp luật trước khi áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý của mình hoặc liên hệ Luật 3S để được tư vấn giải đáp.

[3] Để được Luật sư, chuyên gia tại Luật 3S hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, quý Khách hàng vui lòng liên hệ Luật 3S theo thông tin sau: Hotline: 0363.38.34.38 (Zalo/Viber/Call/SMS) hoặc Email: info.luat3s@gmail.com

[4] Dịch vụ pháp lý tại Luật 3S:

Tư vấn Luật | Dịch vụ pháp lý | Luật sư Riêng | Luật sư Gia đình | Luật sư Doanh nghiệp | Tranh tụng | Thành lập Công ty | Giấy phép kinh doanh | Kế toán Thuế – Kiểm toán | Bảo hiểm | Hợp đồng | Phòng pháp chế, nhân sự thuê ngoài | Đầu tư | Tài chính | Dịch vụ pháp lý khác …

Tin tức liên quan