08

Th6

­­­­­­­HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC MUA BÁN HÀNG HÓA

 

­­­­­­­­­­­Giữa

CÔNG TY…………….

 

………………………….

 

 

 

Ngày ….Tháng ….. năm 20…..

 

Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa này (sau đây gọi là “Hợp đồng”) được lập vào

ngày ……… tháng ……. năm 20….., bởi và giữa:

BÊN MUA (BÊN A)

Tên Công ty       : ………………………………………………………………

Địa chỉ  : ………………………………………………………………

Mã số thuế         : ………………………………………………………………

Đại diện bởi       : ………………………………………………………………

Chức vụ              : ………………………………………………………………

 

 BÊN BÁN (BÊN B)

Tên Công ty        : ………………………………………………………………

Địa chỉ                : ………………………………………………………………

Mã số thuế         : ………………………………………………………………

Đại diện bởi       : ………………………………………………………………

Chức vụ              : ………………………………………………………………

Số tài khoản                     : ………………………………………………………………

Ngân Hàng                       : ………………………………………………………………

Đại diện chủ tài khoản     : ………………………………………………………………

 

Sau khi thống nhất thoả thuận, các bên đồng ý ký kết Hợp đồng này với các điều khoản và điều kiện sau:

 

ĐIỀU 1. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

1. Bên B đồng ý bán và Bên A đồng ý mua hàng hóa theo danh mục đính kèm hợp đồng này.

2. Thời gian giao hàng: Theo yêu cầu của Bên A tại đơn đặt hàng

3. Quy trình mua bán, giao nhận hàng hóa được thực hiện như sau:

a) Khi có nhu cầu mua hàng hóa theo Điều 1 Hợp đồng này, Bên A sẽ gửi cho Bên B Đơn đặt hàng theo hình thức quy định tại Hợp đồng này. Nội dung Đơn đặt hàng thể hiện Số lượng, chủng loại, … và các thông tin, yêu cầu khác liên quan đến Đơn hàng (nếu có). Bên B sẽ báo giá hàng hoá dựa trên Đơn đặt hàng của Bên A.

b) Đơn đặt hàng được xem là hợp lệ khi được thực hiện theo hình thức như sau:

– Đơn đặt hàng được thực hiện theo Mẫu của Bên B (nếu có);

– Đơn đặt hàng được xác lập bằng Văn bản (phải có chữ ký, đóng dấu hợp lệ của đại diện có thẩm quyền của Bên A), hoặc xác lập bằng Email theo địa chỉ Email đã được báo trước cho Bên B (Email đặt hàng của Bên B: ………….).

– Các yêu cầu khác được quy định tại Hợp đồng này (nếu có).

c) Địa điểm giao hàng: Theo yêu cầu của Bên A tại đơn đặt hàng.

d) Giao nhận hàng hóa:

– Hàng hóa có thể giao một lần hay nhiều lần tuỳ vào từng trường hợp cụ thể nhưng phải được hai bên trong hợp đồng này xác nhận bằng hình thức văn bản, điện thoại, fax, thư điện tử hoặc các hình thức khác có giá trị tương đương. Hồ sơ giao nhận hàng hoá gồm có:

– Biên bản bàn giao hàng hoá ghi đầy đủ các nội dung: Số lượng hàng hoá, số hoá đơn bán hàng, hoặc số kiện/ số cân nặng……

đ) Hoá đơn hợp lệ.

– Khi giao, nhận hàng, đại diện hai bên phải ký biên bản giao nhận hàng hoá trong đó nêu rõ số lượng hàng chi tiết, cụ thể đối với mỗi lần giao nhận.

– Người nhận hàng hợp pháp của Bên A theo quy định tại điều này phải có ủy quyền nhận hàng hoặc các giấy tờ hợp lệ khác về việc ủy quyền nhận hàng được ký và đóng dấu bởi người có thẩm quyền.

e) Kiểm tra hàng hóa

Trong vòng … ngày kể từ ngày hoặc tại thời điểm Bên B bàn giao hàng hoá theo Đơn đặt hàng, Bên A chịu trách nhiệm ký biên bản nghiệm thu nếu kết luận hàng hoá phù hợp theo Đơn đặt hàng. Quá thời hạn trên, nếu Bên A không ký biên bản nghiệm thu mà không đưa ra được bằng chứng về việc Bên B vi phạm nghĩa vụ theo Hợp đồng, thì mặc nhiên hiểu rằng Bên B đã hoàn tất nghĩa vụ theo Đơn đặt hàng. Sau khi các bên ký nghiệm thu hoặc thời điểm bên B hoàn tất nghĩa vụ theo Đơn đặt hàng theo quy định, Bên A thực hiện thanh toán cho Bên B theo quy định của Hợp đồng này.

 

ĐIỀU 2. GIÁ CẢ, THỜI HẠN VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

1. Giá cả hàng hoá: Theo bảng báo giá của bên B cho bên A tại mỗi thời điểm xác nhận đơn hàng.

2. Hình thức thánh toán

Bên A thanh toán giá trị hợp đồng cho Bên B bằng hình thức giao nhận tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của bên A theo thông tin được nêu tại Phần đầu hợp đồng này.

3. Thời hạn thanh toán:

– Bên A thanh toán phí dịch vụ nêu trên cho bên B trong vòng …..kể từ ngày…..

– Trong trường hợp đã quá hạn thanh toán ….. ngày, mà bên A không thanh toán thì bên B có quyền tính lãi chậm trả theo lãi suất ngân hàng nhà nước trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp được sự đồng ý của Bên B hoặc Hợp đồng này có quy định khác.

– Bên B có quyền dừng giao hàng khi Bên A chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo đơn đặt hàng trong vòng 30 ngày kể từ ngày chậm thanh toán. Trong trường hợp này, Bên A có trách nhiệm thanh toán ngay theo quy định và chỉ khi Bên B xác nhận việc thanh toán trên thì Hợp đồng mới được tiếp tục thực hiện.

4. Hồ sơ thanh toán (nếu có):

– Giấy đề nghị thanh toán;

– Hóa đơn hợp lệ;

– Biên bản giao nhận

– Biên bản nghiệm thu

 

ĐIỀU 3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

– Giao hàng đúng số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm theo đơn đặt hàng

– Được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu Bên A vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong quá trình thực hiện hợp đồng.

– Chịu mọi tổn thất, chi phí có thể phát sinh hoặc liên quan đến việc Bên B không tuân thủ Hợp đồng này.

– Bảo hành hàng hóa trong thời hạn…..tháng kể từ ngày Bên A ký biên bản nghiệm thu đối với sự cố xảy ra thuộc phạm vi bảo hành hàng hoá hoặc do lỗi trực tiếp của Bên B.

 

ĐIỀU 4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

1. Có nghĩa vụ thông báo cho bên B số lượng, chủng loại vật tư, vật liệu, thời gian và địa điểm đối với từng hạng mục cụ thể.

2. Cử người có thẩm quyền xác nhận, kiểm tra hàng háo do Bên B giao

3. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho Bên B trong việc ký biên bản giao nhận, nghiệm thu hàng hóa. Trường hợp sau khi kiểm tra và ký biên bản nghiệm thu mà xảy ra bất kỳ hư hỏng, mất mát nào liên quan đến hàng hóa do Bên B giao thì bên B hoàn toàn không chịu trách nhiệm.

4. Thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho bên B theo quy định tại Hợp đồng.

5. Mọi khiếu nại về hàng hoá sau khi Bên B giao hàng phải được thông báo trong thời điểm theo quy định thời hợp đồng này thông qua các phương thức: Email/văn bản cho Bên B. Khi chưa có ý kiến và phản hồi của Bên B, Bên A phải giữ nguyên hiện trạng hàng hóa.

6. Được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu Bên B vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong quá trình thực hiện hợp đồng.

 

ĐIỀU 5. CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

1. Hợp đồng này sẽ chấm dứt hiệu lực khi một trong các trường hợp sau xảy ra:

2. Thời hạn của Hợp đồng đã hết nhưng không được gia hạn và/hoặc Các Bên đã hoàn thành các quyền và nghĩa vụ có liên quan và không còn tranh chấp gì.

3. Các bên thoả thuận chấm dứt Hợp đồng này

4. Trong trường hợp này, nếu Bên nào muốn chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn thì phải thông báo trước cho Bên kia và hai Bên phải có xác nhận bằng văn bản, đồng thời hai bên tiến hành quyết toán hàng hóa và công nợ. Biên bản thanh lý Hợp đồng có xác nhận bởi cấp có thẩm quyền của các Bên mới là văn bản chính thức cho phép Hợp đồng này được chấm dứt.

5. Nếu Bên nào đơn phương hủy bỏ Hợp đồng làm thiệt hại đến quyền lợi kinh tế của Bên kia thì bên đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên kia.

6. Một trong hai bên chết/lâm vào tình trạng phá sản hoặc chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước;

7. Một trong các bên chấm dứt Hợp đồng theo quy định pháp luật hoặc theo quy định tại Hợp đồng này (nếu có).

8. Một trong các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu:

– Bên còn lại vi phạm bất kỳ điều khoản nào của Hợp đồng này hoặc các Phụ lục, thỏa thuận, cam kết đi kèm Hợp đồng này nhưng không khắc phục, không chấm dứt vi phạm trong vòng 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu chấm dứt vi phạm của Bên bị vi phạm.

– Một trong hai bên có hành vi vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến Hợp đồng và/hoặc Bên còn lại;

– Một trong hai bên chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ Hợp đồng dưới bất kỳ hình thức nào cho Bên thứ ba mà không được sự đồng ý trước của Bên còn lại;

– Xảy ra sự kiện bất khả kháng theo quy định tại hợp đồng này.

– Việc chấm dứt Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày Bên còn lại nhận được thông báo chấm dứt Hợp đồng,

 

ĐIỀU 6. SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG

Nếu có bất kỳ một nguyên nhân khách quan nào, bao gồm và không giới hạn nguyên nhân liên quan đến sự cố, sự kiện bất ngờ, sự kiện không lường trước được như: Thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, lũ lụt, bạo loạn, đình công, thay đổi chính sách pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu các đơn vị, cá nhân tạm ngưng, hạn chế sản xuất kinh doanh …. dẫn đến việc một trong hai bên không hoàn thành được các công việc theo nội dung Hợp đồng hoặc mục đích ký kết Hợp đồng không đạt được thì :

– Bên bị tác động bởi sự kiện bất khả kháng phải thông báo bằng văn bản hoặc thông báo trực tiếp cho Bên còn lại biết trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày xảy ra trường hợp bất khả kháng. Việc Bên bị tác động bởi trường hợp bất khả kháng dẫn đến không có điều kiện để thực hiện Hợp đồng, không thực hiện được nghĩa vụ của mình sẽ không bị coi là vi phạm nghĩa vụ theo Hợp đồng.

– Nếu quá 15 ngày kể từ ngày bắt đầu xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc ít hơn 15 ngày nhưng sự kiện bất khả kháng lại xảy ra từ 2 lần/đợt trở lên, mà sự kiện bất khả kháng vẫn còn tiếp diễn, Bên bị tác động có quyền thông báo tạm ngưng thực hiện Hợp đồng, không thực hiện nghĩa vụ trong suốt thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng cho đến khi chấm dứt sự kiện bất khả kháng. Các bên sẽ tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ của mình sau khi sự kiện bất khả kháng chấm dứt.

– Nếu Sự kiện bất khả kháng kéo dài hơn 60 ngày mà Bên bị tác động không thể khắc phục được để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc tiếp tực thực hiện Hợp đồng thì Các Bên có thể thoả thuận hoặc Bên bị tác động bởi sự kiện bất khả kháng có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn, việc chấm dứt Hợp đồng này không được coi là vi phạm Hợp đồng

 

ĐIỀU 7. GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có phát sinh vướng mắc thì hai bên sẽ cùng bàn bạc thống nhất trên tinh thần hợp tác, cùng có lợi, không đơn phương thay đổi nội dung hợp đồng và phải thông báo kịp thời cho nhau bằng văn bản để cùng giải quyết.

2. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc thực hiện hợp đồng này, hai bên sẽ tiến hành giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Nếu không giải quyết được thì một trong Các Bên sẽ thực hiện thủ tục khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết. Mọi phán quyết của Toà án sẽ là cơ sở buộc các bên phải tuân thủ. Bên thua kiện (một phần hoặc toàn bộ) phải thanh toán lại những khoản thiệt hại của Bên thắng kiện, chi phí kiện tụng (án phí, lệ phí nhà nước, chi phí thuê luật sư, chi phí đi lại ….), tiền bù đắp tinh thần …. và các chi phí phát sinh liên quan mà bên thắng kiện đã bỏ ra để phục vụ cho việc kiện tụng.

3. Hợp đồng này và các phụ lục, thỏa thuận, cam kết kèm theo (nếu có), được hiểu, diễn giải và thi hành theo pháp luật Việt Nam. Các điều khoản khác chưa nêu tại Hợp đồng, hai bên thống nhất thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam.

4. Nếu bất kỳ điều khoản nào tại Hợp đồng này bị vô hiệu, không có giá trị pháp lý hoặc không thể thi hành theo các quy định pháp luật có liên quan thì hiệu lực, giá trị pháp lý và khả năng thi hành của các điều khoản còn lại trong Hợp đồng này sẽ không bị đương nhiên vô hiệu. Các Bên sẽ tiến hành thương lượng, đàm phán để thay đổi điều khoản bị vô hiệu, không có giá trị pháp lý để đảm bảo tính hiệu lực của hợp đồng

 

ĐIỀU 8. ĐIỀU KHOẢN CHUNG

1. Hai bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng.

2. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã thoả thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt 8% giá trị hợp đồng, trừ trường hợp Bên A vi phạm nghĩa vụ thanh toán hoặc vi phạm nghĩa vụ Hợp đồng mà không được sự chấp thuận của Bên B. Đồng thời có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên còn lại nếu gây ra thiệt hại.

3. Mọi sửa đổi, bổ sung của Hợp đồng chỉ có giá trị khi được lập thành văn bản và được ký bởi người đại diện có thẩm quyền của mỗi bên, trừ trường hợp Hợp đồng này có quy định khác.

4. Các phụ lục, biên bản, giấy tờ, Đơn đặt hàng, văn bản, thư điện tử, hoặc các phương tiện trao đổi khác được xác lập bởi các bên theo quy định tại Hợp đồng để nhằm thực hiện Hợp đồng… đính kèm là phần không thể tách rời của Hợp đồng và có giá trị như Hợp đồng.

5. Không bên nào được chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng này cho bất kỳ Bên thứ ba nào khi chưa có sự chấp thuận trước bằng văn bản của bên còn lại.

6. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày các bên ký kết, được lập thành hai (02) bản chính có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bên giữ một (01) bản chính.

BÊN A

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

………………………

BÊN B

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

………………………….

 

Tin tức liên quan