09

Th1

PHẠM VI HÀNH NGHỀ CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ Y THEO QUY ĐỊNH MỚI

Kể từ ngày 01/01/2024, Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 đã có hiệu lực và chính thức thay thế Luật Khám bệnh chữa bệnh 2009. Theo đó, Luật Khám bệnh, chữa bệnh mới này bổ sung thêm các chức danh ngành y phải có giấy phép hành nghề như: Dinh dưỡng lâm sàng; Cấp cứu viên ngoại viện; Tâm lý lâm sàng. Đồng thời, Luật Khám bệnh, chữa bệnh mới cũng có sự điều chỉnh đáng kể liên quan đến các chức danh ngành y như phạm vi hoạt động chuyên môn được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 32/2023/TT-BYT mới đây. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Các chức danh phải có giấy phép hành nghề

Căn cứ theo Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, các chức danh chuyên môn trong ngành Y phải có giấy phép hành nghề bao gồm:

a) Bác sỹ;

b) Y sỹ;

c) Điều dưỡng;

d) Hộ sinh;

đ) Kỹ thuật y;

e) Dinh dưỡng lâm sàng;

g) Cấp cứu viên ngoại viện;

h) Tâm lý lâm sàng;

i) Lương y;

k) Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Theo đó, giấy phép hành nghề được cấp cho mỗi một chức danh chuyên môn sẽ có hiệu lực 05 năm và được gia hạn theo quy định. 

Phạm vi hành nghề của người hành nghề

Ngày 01/01/2024 vừa qua, Bộ Y tế đã cho ban hành và áp dụng thông tư 32/2023/TT-BYT hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, trong đó thông tư này hướng dẫn rõ phạm vi hành nghề đối với từng chức danh chuyển môn tại Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, cụ thể như sau:

(1) Bác sỹ y khoa: 

Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của Bác sỹ y khoa được quy định tại Phụ lục số V ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

(2) Bác sỹ y học cổ truyền: 

Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của Bác sỹ y học cổ truyền được quy định tại Phụ lục số VI ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

(3) Bác sỹ y học dự phòng: 

Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của Bác sỹ y học dự phòng được quy định tại Phụ lục số VII ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

(4) Bác sỹ răng hàm mặt: 

Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của Bác sỹ răng hàm mặt quy định tại Phụ lục số VIII ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

(5) Bác sỹ chuyên khoa:

a) Bác sỹ chuyên khoa hồi sức cấp cứu:

Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Phụ lục số V Phụ lục số IX phần Nội khoa và Hồi sức cấp cứu ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.;

b) Bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng:

Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số VPhụ lục số XV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT;

c) Bác sỹ chuyên khoa khác:

Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số VPhụ lục số IX  theo chuyên khoa ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

(6)Y sỹ:

a) Y sỹ đa khoa: 

Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT (bao gồm các kỹ thuật sơ cứu ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ);

b) Y sỹ y học cổ truyền: 

Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số IX ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

(7) Điều dưỡng: 

Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Phụ lục số XII ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

(8) Hộ sinh:

Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Phụ lục số XIII ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

(9) Kỹ thuật y: 

Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Phụ lục số XIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

(10) Dinh dưỡng lâm sàng:

Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Phụ lục số XV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

(11) Tâm lý lâm sàng:

Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Phụ lục số XVI ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT và cung cấp các dịch vụ chăm sóc liên tục và toàn diện về nhận thức, hành vi, cảm xúc, tâm lý xã hội cho cá nhân, nhóm, gia đình, bao gồm đánh giá các rối loạn tâm thần, chỉ định, xây dựng và triển khai các can thiệp tâm lý tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

(12) Cấp cứu viên ngoại viện:

Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Phụ lục số XVII ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

(13) Lương y:

Lương y được khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp, kỹ thuật chuyên môn của y học cổ truyền và danh mục kỹ thuật quy định tại Phụ lục số XVIII ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

(14) Người có bài thuốc gia truyền:

a) Người có bài thuốc gia truyền được khám bệnh, sử dụng bài thuốc gia truyền được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận để chữa bệnh hoặc chứng bệnh;

b) Bài thuốc gia truyền sử dụng chữa bệnh phải đúng thành phần, dạng bào chế, công dụng (chỉ định), liều lượng, cách dùng;

c) Được sử dụng nhiều bài thuốc gia truyền được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận để chữa bệnh hoặc chứng bệnh khác nhau trong cùng một người bệnh;

d) Người vừa có bài thuốc gia truyền và phương pháp chữa bệnh gia truyền được sử dụng đồng thời cho người bệnh trong cùng một thời điểm ;

đ) Không được kê đơn và sử dụng thuốc hóa dược, thuốc dược liệu và sử dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn của y học hiện đại để khám bệnh, chữa bệnh.

(15) Người có phương pháp chữa bệnh gia truyền:

a) Người có phương pháp chữa bệnh gia truyền được khám bệnh, sử dụng phương pháp chữa bệnh gia truyền được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận để chữa bệnh hoặc chứng bệnh;

b) Phương pháp chữa bệnh gia truyền sử dụng chữa bệnh phải đúng quy trình, đúng bệnh hoặc chứng bệnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Được sử dụng nhiều phương pháp chữa bệnh gia truyền, kết hợp với bài thuốc gia truyền để chữa các bệnh, chứng bệnh khác nhau trong cùng một người bệnh;

d) Không được sử dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn của y học hiện đại để khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi hành nghề phương pháp chữa bệnh gia truyền.

 

 

KHUYẾN NGHỊ CỦA LUẬT 3S:

[1] Đây là Bài viết khái quát chung về vấn đề pháp lý mà quý Khách hàng, độc giả của Luật 3S đang quan tâm, không phải ý kiến pháp lý nhằm giải quyết trực tiếp các vấn đề pháp lý của từng Khách hàng. Do đó, bài viết này không xác lập quan hệ Khách hàng –  Luật sư, và không hình thành các nghĩa vụ pháp lý của chúng tôi với quý Khách hàng.

[2] Nội dung bài viết được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định pháp luật có hiệu lực ngay tại thời điểm công bố thông tin, đồng thời bài viết có thể sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (nếu có). Tuy nhiên, lưu ý về hiệu lực văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại mà mọi người đọc được bài viết này. Do đó, cần kiểm tra tính hiệu lực của văn bản pháp luật trước khi áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý của mình hoặc liên hệ Luật 3S để được tư vấn giải đáp.

[3] Để được Luật sư, chuyên gia tại Luật 3S hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, quý Khách hàng vui lòng liên hệ Luật 3S theo thông tin sau: Hotline: 0363.38.34.38 (Zalo/Viber/Call/SMS) hoặc Email: info.luat3s@gmail.com

[4] Dịch vụ pháp lý tại Luật 3S:

Tư vấn Luật | Dịch vụ pháp lý | Luật sư Riêng | Luật sư Gia đình | Luật sư Doanh nghiệp | Tranh tụng | Thành lập Công ty | Giấy phép kinh doanh | Kế toán Thuế – Kiểm toán | Bảo hiểm | Hợp đồng | Phòng pháp chế, nhân sự thuê ngoài | Đầu tư | Tài chính | Dịch vụ pháp lý khác …

 

 

Tin tức liên quan