Giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa

Giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa

HƯỚNG DẪN, DỊCH VỤ CẤP GIẤY PHÉP PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA

Theo quy định pháp luật hiện hành để phòng khám chuyên khoa được phép hoạt động thì phòng khám cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp 2 loại Giấy phép sau đây:

Một là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề kinh doanh đối với loại hình phòng khám chuyên khoa tương ứng do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố cấp hoặc giấy phép hộ kinh doanh do Ủy ban nhân dân quận/huyện cấp. 

Hai là Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do Sở Y tế tỉnh, thành phố cấp.

Tùy theo mỗi loại hình phòng khám chuyên khoa sẽ có những điều kiện pháp lý và yêu cầu thực tiễn từ Sở y tế khác khau giữa các loại hình phòng khám. Do đó, nhà đầu tư, người kinh doanh, bác sỹ phải trang bị đầy đủ kiến thức pháp lý y tế cơ bản. Chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ, giấy tờ theo quy định pháp luật và yêu cầu của Sở y tế thì việc xin phép hoạt động phòng khám chuyên khoa mới có thể thực hiện được.

Để được cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa, Phòng khám cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về quy mô, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân sự theo quy định pháp luật tại Điều 26 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc quản lý của Bộ Y tế

 

Nội dung bài viết:

Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với Phòng khám chuyên khoa

  • Cơ sở pháp lý
  • Các loại phòng khám chuyên khoa
  • Quy mô phòng khám chuyên khoa
  • Điều kiện cơ sở vật chất phòng khám chuyên khoa
  • Yêu cầu Trang thiết bị phòng khám chuyên khoa
  • Điều kiện Nhân sự phòng khám chuyên khoa
  • Yêu cầu khác cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa

Thủ tục thành lập phòng khám chuyên khoa

  • Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa
  • Cơ quan cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa
  • Quy trình cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa
  • Thời gian cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa
  • Tổ chức thẩm định phòng khám chuyên khoa
  • Hướng dẫn Bảo vệ danh mục kỹ thuật phòng khám chuyên khoa

Dịch vụ thành lập phòng khám chuyên khoa tại LUẬT 3S

  • Hồ sơ, thông tin cần khách hàng cần cung cấp
  • Quy trình cấp giấy phép tại Luật 3S
  • Các dịch vụ pháp lý cho phòng khám chuyên khoa tại Luật 3S

 

Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với Phòng khám chuyên khoa

Cơ sở pháp lý:

Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009;

Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ y tế.

 

Các loại phòng khám chuyên khoa

Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 22 Nghị định 109/2016/NĐ-CP.  Phòng khám chuyên khoa bao gồm:

– Phòng khám nội tổng hợp;

– Phòng khám chuyên khoa thuộc hệ nội: Tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, nhi và chuyên khoa khác thuộc hệ nội;

– Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông;

– Phòng khám chuyên khoa ngoại;

– Phòng khám chuyên khoa phụ sản;

– Phòng khám chuyên khoa nam học;

– Phòng khám chuyên khoa răng – hàm – mặt;

– Phòng khám chuyên khoa tai – mũi – họng;

– Phòng khám chuyên khoa mắt;

– Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ;

– Phòng khám chuyên khoa phục hồi chức năng;

– Phòng khám chuyên khoa tâm thần;

– Phòng khám chuyên khoa ung bướu;

– Phòng khám chuyên khoa da liễu;

– Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền; Phòng chẩn trị y học cổ truyền;

– Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng;

– Phòng khám hỗ trợ điều trị cai nghiện ma túy;

– Phòng khám, điều trị HIV/AIDS;

– Phòng xét nghiệm;

– Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, Phòng X-Quang;

– Phòng khám, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế thực hiện theo quy định tại Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

– Phòng khám, tư vấn và điều trị dự phòng;

– Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp;

– Phòng khám chuyên khoa khác.

 

Quy mô Phòng khám chuyên khoa

Tùy từng loại phòng khám chuyên khoa cụ thể mà phòng khám phải đáp ứng điều kiện về diện tích tối thiểu. Cụ thể:

– Phòng khám chuyên khoa phải có phòng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10 m2 và nơi đón tiếp người bệnh (trừ Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông).

– Riêng đối với phòng khám chuyên khoa ngoại, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ phải có thêm buồng lưu người bệnh có diện tích ít nhất là 12 m2;

– Phòng khám phục hồi chức năng phải có thêm buồng phục hồi chức năng có diện tích ít nhất là 10 m2;

– Phòng khám, điều trị HIV/AIDS phải có diện tích ít nhất là 18 m2 (không bao gồm khu vực chờ khám), được chia thành hai buồng thực hiện chức năng khám bệnh và tư vấn cho người bệnh.

– Trường hợp thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant) thì phòng thủ thuật phải có diện tích ít nhất là 10 m2;
– Trường hợp thực hiện thăm dò chức năng thì phòng thăm dò chức năng phải có diện tích ít nhất là 10 m2;
– Trường hợp thực hiện việc khám phụ khoa hoặc khám các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì phòng khám phải có diện tích ít nhất là 10 m2;
– Trường hợp thực hiện kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình thì phòng thực hiện kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình phải có diện tích ít nhất là 10 m2;
– Trường hợp thực hiện bó bột thì phòng bó bột phải có diện tích ít nhất là 10 m2;
– Trường hợp thực hiện vận động trị liệu thì phòng vận động trị liệu phải có diện tích ít nhất là 20 m2;
– Trường hợp phòng khám chuyên khoa răng – hàm – mặt có hơn 01 ghế răng thì phải bảo đảm diện tích cho mỗi ghế răng ít nhất là 5 m2;
– Trường hợp phòng khám chuyên khoa sử dụng thiết bị bức xạ (bao gồm cả thiết bị X-Quang chụp răng gắn liền với ghế răng) phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ;

– Trường hợp phòng khám, điều trị HIV/AIDS có cấp phát thuốc kháng HIV (ARV) phải có nơi bảo quản và cấp phát thuốc kháng HIV (ARV) đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

– Trường hợp phòng khám chuyên khoa thực hiện cả hai kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới thì phải có 02 phòng riêng biệt;

 

Điều kiện cơ sở vật chất phòng khám chuyên khoa

Phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng các điều kiện cơ sở vật chất sau:

– Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động)

– Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại (trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ). Phòng thanh trùng bắt buộc phải đảm bảo quy trình 1 chiều tránh lây nhiễm chéo giữa dụng cụ trước thanh tiệt trùng và sau thanh tiệt trùng.

– Phải có hệ thống xử lý nước thải có công suất phù hợp với hoạt động của phòng khám (Hợp đồng cung cấp lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, biên bản nghiệm thu công trình xử lý nước thải).

– Phải có hệ thống phòng cháy, chữa cháy phù hợp với quy mô của phòng khám (Biên bản kiểm tra nghiệm thu phòng cháy chữa cháy phù hợp với cơ sở).

– Phòng X quang phải được kiểm xạ phòng, đảm bảo điều kiện an toàn bức xạ.

 

Yêu cầu Trang thiết bị phòng khám chuyên khoa

– Phòng khám chuyên khoa phải trang bị, mua sắm đầy đủ các trang thiết bị y tế, công cụ, dụng cụ, vật tư tiêu hao, thuốc men … phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật phòng khám chuyên khoa đăng ký.

– Nếu Phòng khám chuyên khoa có chức năng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa.

– Phòng khám phải Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

– Dụng cụ cơ bản trong phòng khám chuyên khoa phải có: Bàn khám; giường khám; bộ dụng cụ khám; Hộp thuốc cấp cứu chuyên khoa và hộp thuốc chống sốc; Thùng rác y tế…..

– Hồ sơ máy móc trang thiết bị của phòng khám gồm hợp đồng mua bán, và các hồ sơ liên quan chứng minh nguồn gốc máy có tại phòng khám.

– Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không bắt buộc phải có trang thiết bị y tế nêu trên nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký.

 

Điều kiện về Nhân sự:

Yêu cầu chung:

– Bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, tất cả những người đăng ký hành nghề đều phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký hành nghề.

+ Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm đọc và ký kết quả xét nghiệm;

+ Cử nhân X-Quang có trình độ đại học được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc bác sỹ X-Quang thì bác sỹ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đọc và ký kết quả chẩn đoán hình ảnh;

+ Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác), việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó.

– Người hành nghề đã đăng ký hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác cùng thời gian làm việc thì không được đăng ký hành nghề cùng thời gian đó tại phòng khám khác.

– Người hành nghề phải có quyết định nghỉ việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cũ, hoặc quyết định cho phép làm ngoài giờ của cơ sở khám bệnh chữa bệnh đang hành nghề.

 

Điều kiện về Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật:

Phòng khám chuyên khoa phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở. Trong đó:

+ Phòng khám chuyên khoa Phục hồi chức năng: Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng;
+ Phòng khám, điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy: Là bác sỹ chuyên khoa tâm thần, bác sỹ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa tâm thần hoặc bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền có chứng chỉ đào tạo về hỗ trợ cai nghiện ma túy bằng phương pháp y học cổ truyền;
+ Phòng khám, điều trị HIV/AIDS: Là bác sỹ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc bác sỹ đa khoa và có giấy chứng nhận đã đào tạo, tập huấn về điều trị HlV/AIDS;
+ Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền: Là bác sỹ hoặc y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;
+ Phòng chẩn trị y học cổ truyền: Là lương y hoặc là người được cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc là người được cấp Giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền;
+ Phòng khám dinh dưỡng: Là bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sỹ y học dự phòng và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc cử nhân chuyên ngành dinh dưỡng hoặc bác sỹ y học cổ truyền và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc cử nhân y khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc y sỹ và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng;
+ Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: Là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ;
+ Phòng khám chuyên khoa nam học: Là bác sỹ chuyên khoa nam học hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa nam học;
+ Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp: Là bác sỹ chuyên khoa bệnh nghề nghiệp có chứng chỉ hành nghề hoặc bác sỹ đa khoa có chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ đào tạo về bệnh nghề nghiệp;
+ Phòng xét nghiệm: Là bác sỹ hoặc kỹ thuật viên chuyên ngành xét nghiệm, trình độ đại học trở lên có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa xét nghiệm hoặc cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học đối với người đã được tuyển dụng làm chuyên ngành xét nghiệm trước ngày Nghị định này có hiệu lực và được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên khoa xét nghiệm với chức danh là kỹ thuật viên;

+ Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, Phòng X-Quang: Là bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc cử nhân X-Quang trình độ đại học trở lên, có chứng chỉ hành nghề;

– Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được thể hiện bằng văn bản;

– Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở.

– Có Quyết định thôi việc tại nơi cũ.

– Thời gian đăng ký hành nghề tại phòng khám toàn thời gian (ví dụ nếu phòng khám chuyên khoa đăng ký từ 07g00 đến 21g00 thì Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật cũng phải đăng ký từ 07h00 đến 21h00).

 

Thủ tục thành lập phòng khám chuyên khoa

Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa

Cơ quan cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa

Quy trình cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa

Thời gian cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa

Tổ chức thẩm định phòng khám chuyên khoa

Hướng dẫn Bảo vệ danh mục kỹ thuật phòng khám chuyên khoa

….

Dịch vụ thành lập phòng khám chuyên khoa tại LUẬT 3S

Hồ sơ, thông tin cần khách hàng cần cung cấp

Quy trình cấp giấy phép tại Luật 3S

Các dịch vụ pháp lý cho phòng khám chuyên khoa tại Luật 3S

 

Thông tin, tài liệu khách hàng cần cung cấp để Luật 3S thực hiện thủ tục cấp Giấy phép Phòng khám:

Tùy theo quy mô hoạt động, hiện trạng hồ sơ nhân sự của phòng khám chuyên khoa, quý khách hàng sẽ phải cung cấp một số thông tin, tài liệu tương ứng cho quá trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép phòng khám.

Để thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa, trước hết khách hàng cần cung cấp một số thông tin cơ bản cho Luật 3S như sau:

– Thông tin cần cung cấp: Địa chỉ phòng khám muốn đặt, loại hình phòng khám muốn đăng ký, phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật, danh mục trang thiết bị, sơ đồ phòng khám (diện tích, vị trí các phòng), thời giờ phòng khám đăng ký làm việc …

– Giấy phép kinh doanh (Hộ kinh doanh; Công ty (TNHH một thành viên, TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần), giấy phép kinh doanh chi nhánh/ địa điểm kinh doanh; Giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh có đăng ký ngành nghề 8620 – hoạt động phòng khám chuyên khoa tương ứng với loại hình tổ chức khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP. Trong trường hợp khách hàng chưa có giấy phép kinh doanh, Luật sư Luật 3S sẽ tư vấn và thực hiện cấp Giấy phép kinh doanh phù hợp cho loại hình phòng khám chuyên khoa của doanh nghiệp, thuận tiện cho quá trình hoạt động phòng khám sau này có liên quan đến thanh kiểm tra y tế.

– Hồ sơ nhân sự của Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và hồ sơ của người hành nghề khác làm việc tại phòng khám. Trong trường hợp khách hàng cần hỗ trợ tìm bác sỹ phụ trách đứng phòng khám thì Luật 3S sẽ cung cấp bác sỹ đủ điều kiện đứng phòng theo quy định;

– Hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, rác thải nguy hại;

– Giấy chứng nhận kiểm tra phòng cháy chữa cháy, Biên bản kiểm tra nghiệm thu phòng cháy chữa cháy;

– Hợp đồng xử lý hệ thống nước thải, Biên bản nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải …

 

Quy trình thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động phòng khám tại Luật 3S:

Sau khi khách hàng và Luật 3S ký kết hợp đồng tư vấn pháp lý, chúng tôi sẽ đại diện khách hàng thực hiện thủ tục xin phép phòng khám tại Sở y tế theo trình tự sau:

Bước 1: Sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin, Luật 3S soạn Thư tư vấn điều kiện và thủ tục cấp giấy phép phòng khám, thư rà soát kiểm tra Hồ sơ nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị gửi cho khách hàng trong vòng 01-02 ngày tùy quy mô phòng khám và hiện trạng thông tin, tài liệu hiện có của khách hàng.

Bước 2: Sau khi Khách hàng hoàn thành đầy đủ các yêu cầu theo thư tư vấn, Luật 3S sẽ tiến hành soạn hồ sơ cấp giấy phép trong vòng 01 -02 ngày. Khách hàng ký, đóng dấu hồ sơ theo hướng dẫn của Luật 3S.

Bước 3: Sau khi khách hàng gửi lại hồ sơ đã ký, Luật 3S nộp hồ sơ tại Sở y tế trong vòng 01 ngày.

Bước 4: Trong vòng 07-10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, phòng khám sẽ nhận được thông báo thẩm định của Sở y tế. Luật 3S trực tiếp hướng dẫn phòng khám tiếp đoàn thẩm định.

Bước 5: Trong vòng 07 ngày kể từ ngày thẩm định, phòng khám sẽ tham gia bảo vệ danh mục kỹ thuật tại Sở y tế. Luật 3S trực tiếp hướng dẫn phòng khám thực hiện bảo vệ danh mục kỹ thuật cho phòng khám theo quy định.

Bước 6: Trong vòng 45 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ và hoàn tất thẩm định, bảo vệ danh mục kỹ thuật, Luật 3S sẽ giao giấy phép phòng khám chuyên khoa và quyết định phê duyệt danh mục kỹ thuật cho phòng khám chuyên khoa.

Phòng khám chuyên khoa chính thức hoạt động khám chữa bệnh kể từ ngày nhận được giấy phép hoạt động được cấp bởi Sở y tế.

 

Dịch vụ hậu mãi hỗ trợ pháp lý cho Phòng khám chuyên khoa sau khi được Luật 3S cấp giấy phép hoạt động:

Sau khi cấp giấy phép phòng khám chuyên khoa, nếu Doanh nghiệp muốn sử dụng gói dịch vụ cố vấn pháp lý thường xuyên của Luật 3S. Phòng khám của bạn sẽ được Luật sư Luật 3S hỗ trợ pháp lý định kỳ thường xuyên từ A-Z, cụ thể như sau:

– Cập nhật, thông báo các quy định, văn bản pháp luật liên quan đến y tế, hành nghề y, hoạt động khám chữa bệnh.

– Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của phòng khám chuyên khoa.

– Soạn thảo các văn bản liên quan đến quản lý nội bộ doanh nghiệp mang tính chất pháp lý.

– Soạn lập, soán xét, kiểm duyệt toàn bộ các Hợp đồng, giao dịch phát sinh giữa công ty, phòng khám và đối tác.

– Hỗ trợ đăng ký nhân sự hành nghề tại phòng khám lên Sở y tế.

– Quản lý hồ sơ pháp lý, hồ sơ nhân sự hành nghề tại phòng khám theo quy định pháp luật.

– Soạn thảo, Xây dựng Hệ thống quy trình, quy chế, biểu mẫu nhằm mục đích quản lý, điều hành doanh nghiệp, phòng khám.

– Hỗ trợ phòng khám tiếp đoàn thanh kiểm tra (nếu có).

– Và các hỗ trợ pháp lý định kỳ thường xuyên khác, chi tiết sẽ được liệt kê trong Hợp đồng dịch vụ pháp lý của Luật 3S và quý doanh nghiệp.

Luật 3S cung cấp trọn gói dịch vụ cấp Giấy phép các loại Phòng khám và các thủ tục tư vấn pháp lý trong quá trình hoạt động phòng khám.

Ngoài việc tư vấn điều kiện, thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh (“giấy phép phòng khám”). Luật 3S còn là đơn vị chuyên tư vấn, cố vấn, và cung cấp các dịch vụ, tiện ích hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình bắt đầu xây dựng phòng khám cho đến khi đưa phòng khám đi vào hoạt động ổn định, phát triển thương hiệu, hoạt động kinh doanh như:

– Dịch vụ thiết kế, xây dựng Phòng khám theo đúng tiêu chuẩn xây dựng Phòng khám, quy định pháp luật hiện hành và theo thực tiễn yêu cầu của Sở y tế.

– Dịch vụ tư vấn thành lập Phòng khám, Giấy phép Phòng khám .

– Tư vấn thủ tục về thuế, kế toán, tài chính, quản lý sổ sách kế toán cho Phòng khám.

– Dịch vụ thiết kế website, thiết kế các ấn phẩm truyền thông, marketing, nhãn hiệu Phòng khám …

– Dịch vụ marketing, quản trị kênh truyền thông, mạng xã hội, website của doanh nghiệp, Phòng khám.

– Dịch vụ cung cấp Bác sỹ phụ trách đứng tên phòng khám, phụ trách chuyên khoa và các nhân viên y tế khác;

– Cung cấp các nhân sự, Cố vấn thuê ngoài tư vấn lĩnh vực chuyên ngành định kỳ như: Pháp chế, Nhân sự, Marketing, IT, Kế toán …. mà doanh nghiệp không cần phải tốn chi phí thuê lao động các vị trí này.

Hãy kết nối với chúng tôi!

Tham gia vào chuỗi cung ứng của chúng tôi và xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với Luật 3S.

zalo

Đăng nhập