17

Th8

Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện

Chi nhánh và văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh/ văn phòng đại diện cho mình. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp băn khoăn không biết nên lựa chọn loại hình đơn vị phụ thuộc nào cho phù hợp. Bài viết sau đây, Luật 3S sẽ phân biệt rõ hai loại hình này, Mời các bạn dọc cùng tham khảo để có thể lựa chọn phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình nhé:

 

1. Khái niệm về chi nhánh công ty

Khoản 1 Điều 44 luật doanh nghiệp 2020 quy định: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”.

2. Khái niệm về văn phòng đại diện

Khản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp”.

3.Sự giống nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện

– Đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và không có tư cách pháp nhân, có con dấu và giấy phép kinh doanh;

– Tên doanh nghiệp đều được gắn tại chi nhánh và văn phòng đại diện.

– Đều có thể đại diện theo ủy quyền của chủ doanh nghiệp;

– Đều phải nộp lệ phí môn bài nếu có hoạt động sản xuất kinh doanh;

– Chi nhánh công ty và văn phòng đại diện đều có thể thành lập cả trong/ngoài nước và có thể có nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện ở cùng tỉnh, thành phố. Đồng thời, các chi nhánh, văn phòng đại diện đó có thể ở cùng tỉnh, thành phố cùng nơi đặt trụ sở chính của công ty mẹ.

4. Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện

TIÊU CHÍ CHI NHÁNH VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

Hoạt động kinh doanh

Được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề công ty đăng ký. Không có chức năng kinh doanh, chỉ có chức năng đại diện theo ủy quyền của Công ty.
Đặt tên Tên Chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” Tên của văn phòng đại diện phai mang tên doanh nghiệm kèm cụm từ “Văn phòng đại diện”
Hoạch toán thuế Hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc. Hạch toán phụ thuộc
Hình thức kế toán và khai thuế Hạch toán phụ thuộc

Nếu cùng tỉnh: Công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm làm báo cáo thuế hàng quý, hàng năm, sử dụng chữ ký số công ty mẹ để nộp thuế môn bài.

Nếu khác tỉnh: Chi nhánh phải khắc con dấu riêng, mua chữ ký số riêng để nộp thuế môn bài, làm báo cáo thuế hàng quý nhưng báo cáo tài chính cuối năm công ty mẹ sẽ quyết toán.

– Hạch toán độc lập: Dù cùng tỉnh hay khác tỉnh đều phải mua chữ ký số riêng, làm khai thuế ban đầu như hồ sơ công ty mẹ, làm báo cáo thuế hàng quý và quyết toán thuế cuối năm.

Do công ty mẹ thực hiện các thủ tục như: Nộp tờ khai lệ phí môn bài, nộp thuế môn bài, kê khai thuế cho văn phòng đại diện.
Các loại thuế phải nộp Thuế Môn bài; Thuế GTGT; Thuế TNCN; Thuế TNDN (Nếu chi nhánh công ty khác tỉnh) Thuế Môn bài; Thuế TNCN;
Ký kết hợp đồng

Xuất hóa đơn

 

Được ký kết hợp đồng kinh tế

Được phéo sử dụng và xuất hóa đơn

Không được phép đứng tên trên hợp đồng kinh tế, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có giấy ủy quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật Thương mại 2005.

Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn

 

Như vậy, thành lập chi nhánh công ty hay văn phòng đại diện sẽ tùy vào mục đích của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi hoạt động, đẩy mạnh kinh doanh, tăng lợi nhuận và tạo điều kiện thuận lợi trong việc chăm sóc khách hàng như: có thể ký hợp đồng, xuất hóa đơn cho khách hàng; cơ sở hoạt động ở các tỉnh thành phố khác với tỉnh thành phố nơi trụ sở chính của Công ty, thì nên chọn thành lập chi nhánh công ty.

Nếu doanh nghiệp muốn tiện lợi hơn trong các hoạt động trao đổi hồ sơ, trưng bày sản phẩm, chăm sóc khách hàng, thăm dò nghiên cứu thị trường, giám sát việc vi phạm thương hiệu,…. không kinh doanh tại cơ sở này của mình tại các tỉnh thành phố nơi không đặt trụ sở chính mà không phát sinh nhu cầu kinh doanh tại tỉnh thành phố đó thì nên lựa chọn mở văn phòng đại diện.

 

KHUYẾN NGHỊ CỦA LUẬT 3S:

[1] Đây là Bài viết khái quát chung về vấn đề pháp lý mà quý Khách hàng, độc giả của Luật 3S đang quan tâm, không phải ý kiến pháp lý nhằm giải quyết trực tiếp các vấn đề pháp lý của từng Khách hàng. Do đó, bài viết này không xác lập quan hệ Khách hàng –  Luật sư, và không hình thành các nghĩa vụ pháp lý của chúng tôi với quý Khách hàng.

[2] Nội dung bài viết được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định pháp luật có hiệu lực ngay tại thời điểm công bố thông tin, đồng thời bài viết có thể sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (nếu có). Tuy nhiên, lưu ý về hiệu lực văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại mà mọi người đọc được bài viết này. Do đó, cần kiểm tra tính hiệu lực của văn bản pháp luật trước khi áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý của mình hoặc liên hệ Luật 3S để được tư vấn giải đáp.

[3] Để được Luật sư, chuyên gia tại Luật 3S hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, quý Khách hàng vui lòng liên hệ Luật 3S theo thông tin sau: Hotline: 0363.38.34.38 (Zalo/Viber/Call/SMS) hoặc Email: info.luat3s@gmail.com

[4] Dịch vụ pháp lý tại Luật 3S:

Tư vấn Luật | Dịch vụ pháp lý | Luật sư Riêng | Luật sư Gia đình | Luật sư Doanh nghiệp | Tranh tụng | Thành lập Công ty | Giấy phép kinh doanh | Kế toán Thuế – Kiểm toán | Bảo hiểm | Hợp đồng | Phòng pháp chế, nhân sự thuê ngoài | Đầu tư | Tài chính | Dịch vụ pháp lý khác …

 

Tin tức liên quan