28

Th12

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY HOẠT ĐỘNG SÁNG TÁC, NGHỆ THUẬT VÀ GIẢI TRÍ

Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí từ lâu đã được các nhà đầu tư quan tâm đến. Tuy nhiên để thành lập bảo tàng thì doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì để được hoạt động Hoạt động bảo tàng theo quy định pháp luật? Cùng theo dõi bài viết sau để hiểu rõ điều kiện hoạt động bảo tàng và thủ tục để thành lập công ty hoạt động hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí như thế nào nhé? Mời các bạn cùng tham khảo!

 

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật doanh nghiệp 2020;

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp ;

– Thông tư 01/202/TT-BKHĐT ngày 16/03/2021 Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;

– Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg ngày 06/07/2018 Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;

– Luật đầu tư 2020;

– Luật di sản văn hoá năm 2001, sửa đổi 2009;

– Nghị định 01/2012/NĐ-CP về các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính;

– Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa

– Thông tư 18/2010/TT-BVHTTDL về tổ chức và hoạt động của bảo tàng;

 

II. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH NGÀNH HOẠT ĐỘNG SÁNG TÁC, NGHỆ THUẬT VÀ GIẢI TRÍ

1. Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí là gì?

Căn cứ theo quyết định 27/2018/QĐ-Ttg về hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam thì

Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí bao gồm: Hoạt động của các cơ sở và việc cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu về thưởng thức văn hóa và giải trí cho khách hàng. Nó bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, tham dự, việc trình diễn trực tiếp, các sự kiện hoặc các cuộc triển lãm dành cho công chúng; việc cung cấp các kỹ năng nghệ thuật, kỹ năng sáng tác hoặc kỹ thuật cho việc sản xuất các sản phẩm nghệ thuật và các buổi trình diễn trực tiếp.

2. Điều kiện kinh doanh ngành Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí

Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí không phải là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư 2020. Chính vì vậy, để thành lập công ty hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí thì doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị hồ sơ hợp lệ để đăng ký kinh doanh theo (quy định chung) thì doanh nghiệp đã có thể hoạt động hợp pháp

 

III. THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY HOẠT ĐỘNG SÁNG TÁC, NGHỆ THUẬT VÀ GIẢI TRÍ

Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập doanh nghiệp

(1) Loại hình doanh nghiệp:

Tùy theo số lượng thành viên góp vốn, nhu cầu và mong muốn mà Doanh nghiệp sẽ chọn loại hình phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay, có những loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và công ty cổ phần

(2) Tên doanh nghiệp:

Doanh nghiệp lưu ý tên doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau:

a. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

– Loại hình doanh nghiệp:

Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

– Tên riêng doanh nghiệp:

– Tên riêng doanh nghiệp: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

b. Những điều cấm khi đặt tên Doanh nghiệp

– Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội – Thể thao, giải trí, văn hóa nghệ thuật, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – Thể thao, giải trí, văn hóa nghệ thuật để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

– Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định của luật doanh nghiệp, như sau:

+ Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-“, “_”;

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;

+ Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

(Xem thêm quy định về đặt tên doanh nghiệp tại: Điều 37, 38, 39 Luật Doanh nghiệp, Điều 18, 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

(3) Địa chỉ trụ sở: Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có); Công ty có thể đặt địa chỉ trụ sở chính tại Nhà ở riêng lẻ hoặc Toà nhà văn phòng, Địa điểm được nhà nước phê duyệt có công năng thương mại (được phép kinh doanh).

Lưu ý: Trụ sở công ty không được đặt tại Nhà chung cư nếu Chung cư đó chỉ có chức năng để ở (tức không có chức năng kinh doanh).

(4) Vốn điều lệ: Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí không phải là ngành nghề yêu cầu vốn pháp định. Do đó, doanh nghiệp có thể tự do đăng ký kinh doanh mà không phải lo mức vốn tối thiểu và tối đa là bao nhiêu.

Lưu ý: Vốn điều lệ phải được góp đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày được Sở kế hoạch đầu tư cấp giấy phép Đăng ký kinh doanh. Trường hợp đối với công ty cổ phần, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên nếu Điều lệ công ty quy định mức thời hạn góp vốn ngắn hơn thì phải tuân theo quy định đã cam kết đó.

(5) Ngành nghề kinh doanh:

Doanh nghiệp có thể kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Doanh nghiệp căn cứ quyết định 27/2018/QĐ-TTg để lựa chọn và đăng ký mã ngành phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Sau đây là mã ngành nghề thuộc lĩnh vực Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí

900 – 9000 – 90000: Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí

Nhóm này gồm: Hoạt động của các cơ sở và việc cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu về thưởng thức văn hóa và giải trí cho khách hàng. Nó bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, tham dự, việc trình diễn trực tiếp, các sự kiện hoặc các cuộc triển lãm dành cho công chúng; việc cung cấp các kỹ năng nghệ thuật, kỹ năng sáng tác hoặc kỹ thuật cho việc sản xuất các sản phẩm nghệ thuật và các buổi trình diễn trực tiếp.

Nhóm này cũng gồm:

– Tổ chức các buổi trình diễn kịch trực tiếp, các buổi hoà nhạc và opera hoặc các tác phẩm khiêu vũ và các tác phẩm sân khấu khác:

+ Hoạt động của các nhóm, gánh xiếc, hoặc các công ty, ban nhạc, dàn nhạc,

+ Hoạt động của các nghệ sỹ đơn lẻ như các tác giả, diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất, nhạc sỹ, nhà diễn thuyết, hùng biện hoặc dẫn chương trình, người thiết kế sân khấu và các chủ thầu, v.v..

+ Hoạt động của các nhà hát các phòng hoà nhạc và các cơ sở nghệ thuật khác,

+ Hoạt động của các nhà điêu khắc, hoạ sỹ, người vẽ tranh biếm hoạ, thợ chạm khắc, thợ khắc axit v.v..

+ Hoạt động của các nhà văn, cho mọi đối tượng bao gồm cả viết hư cấu và viết về kỹ thuật v.v..

+ Hoạt động của các nhà báo độc lập,

+ Phục chế các tác phẩm nghệ thuật như vẽ lại v.v….

– Hoạt động của các nhà sản xuất hoặc các nhà thầu về các sự kiện trình diễn nghệ thuật trực tiếp, có hoặc không có cơ sở.

Loại trừ:

– Phục hồi cửa sổ kính bị đổi màu được phân vào nhóm 23101 (Sản xuất thủy tinh phẳng và sản phẩm từ thủy tinh phẳng);

– Làm tượng, không phải nguồn gốc từ nghệ thuật được phân vào nhóm 23960 (Cắt tạo dáng và hoàn thiện đá);

– Phục chế đàn organ và các nhạc cụ lâu đời khác được phân vào nhóm 33190 (Sửa chữa thiết bị khác);

– Phục hồi lại các di tích và các công trình lịch sử được phân vào nhóm 41020 (Xây dựng nhà không để ở);

– Hoạt động sản xuất phim điện ảnh và phim video được phân vào nhóm 5911 (Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình) và 59120 (Hoạt động hậu kỳ);

– Hoạt động của các rạp chiếu bóng được phân vào nhóm 5914 (Hoạt động chiếu phim);

– Hoạt động của các tổ chức hoặc các đại lý nghệ thuật hoặc sân khấu cá nhân được phân vào nhóm 74909 (Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác còn lại chưa được phân vào đâu);

– Hoạt động về bố trí, sắp xếp được phân vào nhóm 78100 (Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm);

– Hoạt động của các tổ chức bán vé được phân vào nhóm 79900 (Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch);

– Hoạt động của mọi loại bảo tàng được phân vào nhóm 91020 (Hoạt động bảo tồn, bảo tàng);

– Hoạt động thể thao, các trò tiêu khiển và giải trí được phân vào nhóm 93 (Hoạt động thể thao, vui chơi và giải trí);

– Phục chế đồ đạc trong nhà (trừ phục chế ở bảo tàng) được phân vào nhóm 95240 (Sửa chữa giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự).

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu (tuỳ theo mỗi loại hình doanh nghiệp mà có mẫu Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp khác nhau);

b) Điều lệ công ty (áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh, công ty TNHH, Công ty cổ phần)

c) Danh sách thành viên góp vốn hoặc Danh sách cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh);

d) Bản sao các giấy tờ sau đây:

– Giấy tờ pháp lý (CMND/ CCCD/ Hộ chiếu) của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu của doanh nghiệp

– Giấy tờ pháp lý (CMND/ CCCD/ Hộ chiếu) của cá nhân đối với thành viên góp vốn công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý (Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký́ doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác) của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (Đối với trường hợp chủ sở hữu là tổ chức ủy quyền cho cá nhân quản lý phần vốn góp)

– Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

e) Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh

Bước 3: Nộp Hồ sơ:

– Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:

+ Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

+ Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 4: Nhận kết quả:

– Sau 3 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.

 

IV.  NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1. Các thủ tục nào phải làm sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?

Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xem là hoàn thành nước đầu tiên trong việc thành lập công ty. Tuy nhiên, để công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty phải thực hiện các công việc ban đầu khi mới thành lập như sau:

– Khắc con dấu cho công ty;

– Treo biển tại trụ sở công ty;

– Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp

– Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;

– Thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu;

– Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

2. Các loại thuế, lệ phí nhà nước phải đóng sau khi thành lập công ty?

– Lệ phí môn bài: Năm đầu tiên được miễn lệ phí môn bài. Thời hạn nộp lệ phí Môn bài chậm nhất ngày 30/1 hằng năm. Nếu Vốn điều lệ đăng ký dưới 10 tỷ thì lệ phí môn bài là 2.000.000 đồng/năm , trên 10 tỷ thì lệ phí môn bài phải nộp là 3.000.000 đồng/năm

– Thuế thu nhập doanh nghiệp: Tùy vào mức doanh thu, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, công ty sẽ phải đóng số thuế theo quy định pháp luật.

Thuế thu nhập doanh nghiệp = (Doanh thu tính thuế –  tất cả các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của doanh nghiệp) x Thuế suất 20% (hoặc tuỳ hàng hoá/dịch vụ kinh doanh có được ưu đãi thuế suất doanh nghiệp hay không thì có thể có thuế suất thấp hơn 20%).

– Thuế giá trị gia tăng: Là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế suất GTGT đối với các ngành nghề có các mức 0%, 5%, 8%, 10% hoặc không chịu thuế tùy thuộc vào loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.

 

 

 

KHUYẾN NGHỊ CỦA LUẬT 3S:

[1] Đây là Bài viết khái quát chung về vấn đề pháp lý mà quý Khách hàng, độc giả của Luật 3S đang quan tâm, không phải ý kiến pháp lý nhằm giải quyết trực tiếp các vấn đề pháp lý của từng Khách hàng. Do đó, bài viết này không xác lập quan hệ Khách hàng –  Luật sư, và không hình thành các nghĩa vụ pháp lý của chúng tôi với quý Khách hàng.

[2] Nội dung bài viết được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định pháp luật có hiệu lực ngay tại thời điểm công bố thông tin, đồng thời bài viết có thể sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (nếu có). Tuy nhiên, lưu ý về hiệu lực văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại mà mọi người đọc được bài viết này. Do đó, cần kiểm tra tính hiệu lực của văn bản pháp luật trước khi áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý của mình hoặc liên hệ Luật 3S để được tư vấn giải đáp.

[3] Để được Luật sư, chuyên gia tại Luật 3S hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, quý Khách hàng vui lòng liên hệ Luật 3S theo thông tin sau: Hotline: 0363.38.34.38 (Zalo/Viber/Call/SMS) hoặc Email: info.luat3s@gmail.com

[4] Dịch vụ pháp lý tại Luật 3S:

Tư vấn Luật | Dịch vụ pháp lý | Luật sư Riêng | Luật sư Gia đình | Luật sư Doanh nghiệp | Tranh tụng | Thành lập Công ty | Giấy phép kinh doanh | Kế toán Thuế – Kiểm toán | Bảo hiểm | Hợp đồng | Phòng pháp chế, nhân sự thuê ngoài | Đầu tư | Tài chính | Dịch vụ pháp lý khác …

Tin tức liên quan