18

Th6

THỦ TỤC XIN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ CHO CÔNG TY NƯỚC NGOÀI

Được đánh giá là quốc gia có nền chính trị ổn định và có mức độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Cũng chính vì vậy, nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận đầu tư (giấy phép đầu tư) của các công ty nước ngoài ngày càng tăng cao.

 

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật đầu tư năm 2020;

– Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư;

– Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại việt nam, đầu tư từ việt nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.

 

II. KHÁI NIỆM

Để hiểu Doanh nghiệp nước ngoài hay công ty nước ngoài là gì, cần phải tìm hiểu các quy định của Luật đầu tư 2020. Điều 3 Luật đầu tư 2020 quy định

+ Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

+ Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Từ những định nghĩa này có thể hiểu, Công ty nước ngoài (hay Công ty có vốn đầu tư nước ngoài) là tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

– Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật đầu tư 2020 thì:

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hay còn gọi là Giấy chứng nhận đầu tư) là văn bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.

 

III. THÀNH PHẦN HỒ SƠ

a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư:

+ Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;

+ Đối với nhà đầu tư là tổ chức: Bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;

c) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư:

+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;

+ Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư (sao kê tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư).

d) Đề xuất dự án đầu tư;

Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;

đ) Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

e) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

h) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

– Số lượng hồ sơ:  Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ

 

IV. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nhà đầu tư chuẩn bị và nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư có thể là Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành; hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ

Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ cho Nhà đầu tư; nếu thành phần hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyên viên tiếp nhận/hướng dẫn giải thích để nhà đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Thẩm định và phê duyệt hồ sơ

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau:

Mục tiêu của dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;

Dự án đầu tư đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định (nếu có).

Bước 4: Nhận kết quả giải quyết

Nhà đầu tư căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ đến nhận kết quả giải quyết tại Cơ quan đăng ký đầu tư.

*** Cơ quan cấp phép:

Nhà đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc dự kiến đặt trụ sở chính.

*** Thời gian:

– Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ;

– Kết quả nhận được: Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư ra thông báo hướng dẫn nhà đầu tư bổ sung hoặc chỉnh sửa hồ sơ nộp lại.

*** Lệ phí:

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam cho công ty nước ngoài khá phức tạp và thường mất nhiều thời gian hơn so với quy định, chưa kể đến những phát sinh sau này. Vì thế, Luật 3S khuyên bạn nên thuê các đơn vị chuyên nghiệp để tối ưu thời gian và chi phí.

 

V. CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1. Các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là gì?

Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam theo 4 hình thức: Thành lập tổ chức kinh tế mới (thành lập công ty), góp vốn vào công ty Việt Nam, đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư (PPP), đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC.

2. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài là gì?

Nhà đầu tư phải có quốc tịch (nếu là cá nhân) hoặc địa chỉ trụ sở chính (nếu là tổ chức) tại quốc gia nằm trong tổ chức WTO và ngành nghề đăng ký đầu tư không nằm trong danh mục bị cấm.

 

 

 

KHUYẾN NGHỊ CỦA LUẬT 3S:

[1] Đây là Bài viết khái quát chung về vấn đề pháp lý mà quý Khách hàng, độc giả của Luật 3S đang quan tâm, không phải ý kiến pháp lý nhằm giải quyết trực tiếp các vấn đề pháp lý của từng Khách hàng. Do đó, bài viết này không xác lập quan hệ Khách hàng – Luật sư, và không hình thành các nghĩa vụ pháp lý của chúng tôi với quý Khách hàng.

[2] Nội dung bài viết được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định pháp luật có hiệu lực ngay tại thời điểm công bố thông tin, đồng thời bài viết có thể sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (nếu có). Tuy nhiên, lưu ý về hiệu lực văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại mà mọi người đọc được bài viết này. Do đó, cần kiểm tra tính hiệu lực của văn bản pháp luật trước khi áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý của mình hoặc liên hệ Luật 3S để được tư vấn giải đáp.

[3] Để được Luật sư, chuyên gia tại Luật 3S hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, quý Khách hàng vui lòng liên hệ Luật 3S theo thông tin sau: Hotline: 0363.38.34.38 (Zalo/Viber/Call/SMS) hoặc Email: info.luat3s@gmail.com

[4] Dịch vụ pháp lý tại Luật 3S:

Tư vấn Luật | Dịch vụ pháp lý | Luật sư Riêng | Luật sư Gia đình | Luật sư Doanh nghiệp | Tranh tụng | Thành lập Công ty | Giấy phép kinh doanh | Kế toán Thuế – Kiểm toán | Bảo hiểm | Hợp đồng | Phòng pháp chế, nhân sự thuê ngoài | Đầu tư | Tài chính | Dịch vụ pháp lý khác …

Tin tức liên quan