22

Th3

NHỮNG SIM ĐIỆN THOẠI NÀO CÓ THỂ BỊ KHÓA SAU 31/3

Hiện nay, một số nhà mạng di động ở Việt Nam đã tiến hành gửi tin nhắn thông báo tới các thuê bao di động trong diện cần phải chuẩn hóa thông tin, đáp ứng yêu cầu đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Theo đó, nếu khách hàng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa, sau ngày 31/03/2023 các nhà mạng sẽ ngừng cung cấp dịch vụ một chiều và tiếp tục gửi tin nhắn thông báo tới chủ thuê bao di động và sẽ tiếp tục khóa hai chiều nếu khách hàng không thực hiện chuẩn hóa thông tin theo yêu cầu. Vậy chuẩn hóa thông tin thuê bao di động là gì? Cách chuẩn hóa thông tin thuê bao như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây!

1. Chuẩn hóa thông tin thuê bao là gì?

Theo điểm khoản 3 Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP, các chủ thuê bao di động phải cung cấp chính xác thông tin cá nhân cho sim của mình gồm: Họ tên, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp… với nhà mạng.

Hiểu đơn giản, chuẩn hóa thông tin là việc chủ thuê bao di động thực hiện cung cấp thông tin chứng thực cá nhân (CMND/CCCD) đến các nhà mạng. Tức đăng ký sim chính chủ bằng CMND/CCCD của mình. Những thuê bao di động nào chưa thực hiện đăng ký sim chính chủ hoặc đã đăng ký nhưng có thông tin không đúng. Ví dụ sai thông tin giấy tờ, sai họ tên, sai ngày tháng năm sinh…. được xem là thuê bao chưa chuẩn hóa. Cần thực hiện chuẩn hóa đúng theo thông tin hiện tại.

Việc chuẩn hóa thông tin thuê bao di động là một trong các hoạt động nhằm thực hiện Quyết định 06/QĐ-TTg 2022 của Chính phủ về “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Theo đó, các thuê bao di động đang hoạt động đều phải có thông tin đúng quy định và trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Việc này nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý, góp phần giải quyết triệt để tình trạng sử dụng SIM thuê bao di động có thông tin không đúng quy định.

Do đó, căn cứ theo điểm e khoản 8 Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP:

– Với các thông tin thuê bao chưa trùng khớp với cơ sở dữ liệu dân cư, các nhà mạng phải tổ chức rà soát, đối chiếu, triển khai các giải pháp xác thực thông tin của các thuê bao đã có đủ giấy tờ và đăng ký thông tin đúng quy định.

– Với trường hợp các thuê bao nghi ngờ không đúng quy định, nhà mạng sẽ thông báo liên tục trong ít nhất năm ngày, mỗi ngày ít nhất một lần yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.

+ Trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu, nhà mạng sẽ tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều sau 15 ngày kể từ ngày đầu tiên gửi thông báo.

+ Sau 15 ngày tiếp theo, thuê bao sẽ bị tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông cả hai chiều nếu vẫn không thực hiện thủ tục xác thực thông tin cá nhân.

+ Sau 30 ngày – kể từ ngày tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều – nếu cá nhân, tổ chức không thực hiện, nhà mạng sẽ được thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông đối với những thuê bao này.

2. Những sim nào sẽ bị khóa?

Thực hiện theo quy định của chính phủ, các nhà mạng hiện nay đang tiến hành đối soát dữ liệu SIM đang hoạt động đảm bảo xác thực khớp đúng giữa 03 thành phần gồm:

– Thông tin của thuê bao đăng ký tại các doanh nghiệp viễn thông;

– Thông tin cá nhân của thuê bao trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

– Thông tin người đang sở hữu/sử dụng/nắm giữ SIM thực tế.

Theo đó, nếu nghi ngờ thông tin thuê bao có thông tin không đúng quy định hoặc không khớp với thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì các nhà mạng sẽ tiến hành:

– Nhắn tin/gọi điện thông báo cho các khách hàng mỗi ngày ít nhất 1 lần, trong 5 ngày liên tiếp.

– Các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin sẽ chỉ bị gián đoạn liên lạc 1 chiều sau ngày 31-3.

– Đến ngày 15-4, nhà mạng sẽ tạm khóa liên lạc 2 chiều và đến ngày 15-5 sẽ tiến hành thu hồi số thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin thuê bao theo quy định.

Như vậy, chỉ những thuê bao nhận được tin nhắn thông báo từ các nhà mạng thì mới bắt buộc thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao. Nếu không thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao theo thời hạn trên thì sẽ bị khóa sim do nhà mạng đã tiến hành thu hồi thuê bao có thông tin không đúng quy định. Những trường hợp còn lại nếu chưa nhận được thông báo thì vẫn sử dụng bình thường.

Lưu ý: Thuê bao di động được xem là trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là những thuê bao di động đáp ứng được 3 trường thông tin gồm: số giấy tờ, họ tên, ngày sinh trùng với dữ liệu tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Do đó, thuê bao này đã được chuẩn hóa, không cần phải bổ sung, điều chỉnh. Các thuê bao có thông tin chưa trùng khớp sẽ nhận được thông báo từ các nhà mạng và cần thực hiện chuẩn hóa lại thông tin trước 31-3-2023.

3. Cách kiểm tra thông tin thuê bao

Để kiểm tra thông tin thuê bao chính chủ các SIM, người dùng có thể soạn tin nhắn với cú pháp TTTB gửi 1414 (dành cho tất cả các nhà mạng). Thông tin trả về sẽ bao gồm tên, CMND/CCCD, nơi cấp, loại thuê bao, ngày kích hoạt,… Hoặc gọi điện trực tiếp đến tổng đài hỗ trợ của các nhà mạng tương ứng mình đang dùng. Các nhà mạng sẽ hỗ trợ tra cứu và thông báo người dùng có thuộc trường hợp bắt buộc chuẩn hóa thông tin thuê bao không.

Lưu ý, việc tra cứu thông tin thuê bao nhưng kết quả trả về không phải thông tin cá nhân của người đang dùng nhưng thông tin thuê bao vẫn trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì vẫn được tính là thông tin hợp lệ và sẽ không phải cập nhật trong đợt rà soát này. Đây có thể là các trường hợp mua hộ, đăng ký hộ SIM hoặc mua SIM đăng ký sẵn, SIM được tặng,…Tuy nhiên, việc sử dụng thuê bao không chính chủ sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro và hệ lụy cho người dùng. Do đó, nhà mạng khuyến khích người dùng chủ động chuẩn hóa thông tin thuê bao sớm. Ngoài ra, đối với những sim đã đăng ký bằng CMND nhưng chưa cập nhật CCCD cũng sẽ không bị khóa trong chiến dịch này của Cục Viễn thông và các nhà mạng.

4. Cách cập nhật thông tin thuê bao

Mạng Viettel:

Bước 1: Đăng nhập số thuê bao cần chuẩn hóa thông tin tại địa chỉ website https://www.viettel.vn/

Bước 2: Cập nhật ảnh chụp mặt trước và sau của căn cước công dân/chứng minh thư bằng cách tải lên hệ thống.

Bước 3: Nhập mã OTP được hệ thống gửi về sau khi nhấn nút xác nhận.

Mạng VinaPhone:

Bước 1: Đăng nhập số thuê bao cần chuẩn hóa thông tin tại địa chỉ website http://my.vnpt.com.vn

Bước 2: Chọn mục Thông tin thuê bao.

Bước 3: Nhấn vào tùy chọn Cập nhật thông tin và làm theo hướng dẫn.

Mạng MobiFone:

Bước 1: Đăng nhập số thuê bao cần chuẩn hóa thông tin tại địa chỉ website https://tttb.mobifone.vn/thay-doi-tttb/

Bước 2: Nhập mã OTP được hệ thống gửi về sau khi nhấn nút xác nhận.

Bước 3: Cập nhật ảnh chụp mặt trước và sau của căn cước công dân/chứng minh thư bằng cách tải lên hệ thống.

Ngoài ra, người dùng có thể cập nhật thông qua ứng dụng riêng của nhà mạng như: My Viettel, My VNPT, My Mobiphone (tải ứng dụng miễn phí tại App store đối với hệ điều hành IOS hoặc CH Play đối với hệ điều hành Android) và làm theo hướng dẫn hoặc đến trực tiếp cửa hàng của các nhà mạng để thực hiện cập nhật thông tin  thuê bao

5. Cảnh giác với những thông tin lừa đảo

Hiện nay, các đối tượng lừa đảo qua điện thoại ngày càng nhiều và tinh vi hơn, người dùng cần lưu ý các tin nhắn, cuộc gọi chính thức từ các nhà mạng, để không bị “dính” các tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo.

Đối với nhà mạng Vinaphone

Đại diện VNPT-VinaPhone cho biết khách hàng VinaPhone cần chuẩn hóa sẽ nhận được tin nhắn hoặc cuộc gọi có có tên định danh là “VinaPhone”, cuộc gọi thông báo qua số 0888001091  hoặc 0911001091 và cuộc gọi hiển thị tên định danh “VinaPhone”.

Tin nhắn gửi từ tên định danh “VinaPhone” sẽ có nội dung:

“(TB) VinaPhone trân trọng thông báo: “Thông tin thuê bao số: 0xxxxxxxxx, (Họ và tên: Nguyễn Văn A, ngày sinh: Ngày/tháng/năm, CMND/CCCD: 0xxxxxxxxxxx) chưa trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Để thuê bao không bị tạm ngưng dịch vụ một chiều từ ngày 31-3-2023, mời quý khách cập nhật chính xác thông tin trước ngày 25-3-2023 tại: Mục “Thông tin thuê bao” trên ứng dụng My VNPT (my.vnpt.com.vn/app) hoặc website https://my.vnpt.com.vn/tttb; các điểm giao dịch VinaPhone gần nhất (khi đi mang theo CMND/CCCD/hộ chiếu).”

Đối với nhà mạng Mobiphone

Nhà mạng MobiFone tư vấn chăm sóc khách hàng, cập nhật thông tin thuê bao từ tổng đài chăm sóc khách hàng 18001090/9090. Tin nhắn mời khách hàng cập nhật thông tin thuê bao từ tên định danh “MobiFone”.

Mẫu tin nhắn gửi từ MobiFone như sau:

“Thực hiện quy định của Nhà nước, thông tin cá nhân khách hàng đăng ký số thuê bao (số điện thoại) không trùng khớp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Xin vui lòng cập nhật lại thông tin thuê bao bằng căn cước công dân tại Cửa hàng MobiFone hoặc app My MobiFone https://api.mobifone.vn/apps/download/ hoặc web https://tttb.mobifone.vn.

Thuê bao sẽ bị chặn 1 chiều vào ngày (ngày/tháng/năm) nếu không cập nhật thông tin, 15 ngày tiếp theo nếu không cập nhật sẽ bị chặn 2 chiều theo quy định Nghị định 49/2017/NĐ-CP. Vui lòng bỏ qua tin nhắn này nếu quý khách đã cập nhật thông tin cá nhân. Chi tiết liên hệ 18001090/9090”.

Đối với nhà mạng Viettel

Đối với nhà mạng Viettel, tin nhắn có hiển thị tên định danh “VIETTEL”. Số điện thoại chăm sóc khách hàng sẽ nhắn tin/gọi điện thông báo tới khách hàng đề nghị chuẩn hóa thông tin thuê bao cũng như tổng đài nhận phản hồi của khách hàng có số điện thoại: 02462660198 /VIETTELCSKH.

Tên app, đường link cập nhật thông tin thuê bao có trên app “My Viettel”, đường link để chuẩn hóa có địa chỉ: https://viettel.vn/s/chtt, đường link xem video hướng dẫn: https://vietel.vn/hd.

 

 

KHUYẾN NGHỊ CỦA LUẬT 3S:

[1] Đây là Bài viết khái quát chung về vấn đề pháp lý mà quý Khách hàng, độc giả của Luật 3S đang quan tâm, không phải ý kiến pháp lý nhằm giải quyết trực tiếp các vấn đề pháp lý của từng Khách hàng. Do đó, bài viết này không xác lập quan hệ Khách hàng –  Luật sư, và không hình thành các nghĩa vụ pháp lý của chúng tôi với quý Khách hàng.

[2] Nội dung bài viết được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định pháp luật có hiệu lực ngay tại thời điểm công bố thông tin, đồng thời bài viết có thể sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (nếu có). Tuy nhiên, lưu ý về hiệu lực văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại mà mọi người đọc được bài viết này. Do đó, cần kiểm tra tính hiệu lực của văn bản pháp luật trước khi áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý của mình hoặc liên hệ Luật 3S để được tư vấn giải đáp.

[3] Để được Luật sư, chuyên gia tại Luật 3S hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, quý Khách hàng vui lòng liên hệ Luật 3S theo thông tin sau: Hotline: 0363.38.34.38 (Zalo/Viber/Call/SMS) hoặc Email: info.luat3s@gmail.com

[4] Dịch vụ pháp lý tại Luật 3S:

Tư vấn Luật | Dịch vụ pháp lý | Luật sư Riêng | Luật sư Gia đình | Luật sư Doanh nghiệp | Tranh tụng | Thành lập Công ty | Giấy phép kinh doanh | Kế toán Thuế – Kiểm toán | Bảo hiểm | Hợp đồng | Phòng pháp chế, nhân sự thuê ngoài | Đầu tư | Tài chính | Dịch vụ pháp lý khác …

 

Tin tức liên quan