15

Th4

Thủ tục thành lập Công ty ngành Vận tải hàng không

Để được phép kinh doanh Vận tải hàng không  thì cần phải đáp ứng những điều kiện nào? Bài viết dưới đây Luật 3S sẽ cung cấp các quy định của pháp luật hiện hành về thành lập công ty ngành Vận tải hàng không  để giúp các công ty có thể dể dàng đầu tư kinh doanh mà không phải vướng những rủi ro do thiếu hiểu biết về quy định khi kinh doanh loại hình này. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

 

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật doanh nghiệp 2020;

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp ;

– Thông tư 01/202/TT-BKHĐT ngày 16/03/2021 Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;

– Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg ngày 06/07/2018 Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;

– Luật đầu tư 2020;

– Luật hàng không dân dụng 2006 sửa đổi, bổ sung 2014;

– Nghị định 92/2016/NĐ-CP ngành nghề kinh doanh có điều kiện lĩnh vực hàng không

– Thông tư 193/2016/TT-BTC chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không

– Nghị định 89/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2016/NĐ-CP và Nghị định 30/2013/NĐ-CP

 

II. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY NGÀNH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

1. Vận tải hàng không là gì?

Kinh doanh vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không nhằm mục đích sinh lợi (điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 92/2016/NĐ-CP)

Theo đó Vận tải hàng không là ngành nghề kinh doanh được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg ngày 06/07/2018 Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Theo đó:

Vận tải hàng khách hàng không gồm:

– Vận tải hành khách bằng đường không các chuyến bay thường lệ và không thường lệ;

– Vận tải hành khách các chuyến bay chở thuê;

– Vận tải hành khách các chuyến bay ngắm cảnh, thăm quan.

– Cho thuê máy bay có người lái để vận tải hành khách;

– Hoạt động hàng không như: Vận tải hành khách của các câu lạc bộ hàng không cho mục đích giáo dục hoặc vui chơi.

Vận tải hàng hóa hàng không gồm:

– Vận tải hàng hóa bằng đường không các chuyến bay thường lệ hoặc không thường lệ;

– Vận tải hàng hóa bằng đường không các chuyến bay không theo lịch trình;

– Phóng vệ tinh và tàu vũ trụ.

-Thuê máy bay có người lái để vận tải hàng hóa.

2. Điều kiện thành lập công ty ngành Vận tải hàng không?

Theo quy định của pháp luật hiện nay, kinh doanh vận tải hàng thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Luật Đầu tư 2020. Do đó, đối với việc kinh doanh vận tải trong lĩnh vực này thì ngoài việc phải chuẩn bị hồ sơ hợp lệ để đăng ký thành lập doanh nghiệp (Theo quy định chung) thì Quý công ty còn phải đáp ứng các điều kiện của luật chuyên ngành về Vận tải hàng không sau khi đi vào hoạt động kinh doanh. Cụ thể:

a. Điều kiện về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác

– Phương án bảo đảm có tàu bay khai thác bao gồm các nội dung sau đây:

+Số lượng, chủng loại tàu bay, tuổi của tàu bay;

+ Hình thức chiếm hữu;

+Phương án khai thác, bảo dưỡng và nguồn nhân lực bảo đảm khai thác, bảo dưỡng tàu bay.

– Số lượng tàu bay duy trì trong suốt quá trình kinh doanh vận tải hàng không tối thiểu là 03 tàu bay đối với kinh doanh vận chuyển hàng không; tối thiểu là 01 tàu bay đối với kinh doanh hàng không chung.

(Điều 6 Nghị định 92/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP)

b. Điều kiện về tổ chức bộ máy

– Có tổ chức bộ máy thực hiện hệ thống quản lý an toàn, an ninh, hoạt động khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, huấn luyện bay, khai thác mặt đất.

– Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách trong hệ thống quản lý an toàn, an ninh, khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, huấn luyện bay phải có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm công tác liên tục trong lĩnh vực được bổ nhiệm, có văn bằng, chứng chỉ được cấp hoặc công nhận theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.

– Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, số thành viên là người nước ngoài không được vượt quá một phần ba tổng số thành viên tham gia bộ máy điều hành. Bộ máy điều hành để tính tỷ lệ theo yêu cầu của khoản này gồm:

+ Tổng Giám đốc (Giám đốc), các Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc);

+ Kế toán trưởng;

+ Người phụ trách các lĩnh vực: hệ thống quản lý an toàn; khai thác tàu bay; bảo dưỡng tàu bay; huấn luyện tổ bay và người giữ chức vụ tương đương xác định theo bộ máy tổ chức của doanh nghiệp.

(Điều 7 Nghị định 92/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP)

c. Điều kiện về vốn

– Mức vốn tối thiểu (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay) để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không:

+ Khai thác đến 10 tàu bay: 300 tỷ đồng Việt Nam;

+ Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 600 tỷ đồng Việt Nam;

+ Khai thác trên 30 tàu bay: 700 tỷ đồng Việt Nam.

– Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung: 100 tỷ đồng Việt Nam.

– Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong Nghị định này, mức vốn tối thiểu áp dụng là mức vốn cao nhất trong tất cả các ngành, nghề kinh doanh (khoản 2 Điều 4 Nghị định 92/2016/NĐ-CP)

– Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện:

+ Nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 34% vốn điều lệ;

+ Phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất;

+ Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.

(Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP)

d. Điều kiện về Phương án kinh doanh và chiến lược phát triển

Phương án kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:

– Đánh giá nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường.

– Đánh giá thực tiễn và mức độ cạnh tranh dịch vụ được cung cấp trên thị trường.

– Chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không, chiến lược phát triển đội tàu bay và kế hoạch phát triển kinh doanh của 05 năm đầu kể từ ngày khai thác.

(Điều 9 Nghị định 92/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP)

đ. Điều kiện về tuổi của tàu bay đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam

– Đối với tàu bay thực hiện vận chuyển hành khách: Không quá 10 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 20 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê. Riêng đối với tàu bay trực thăng không quá 25 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê;

– Đối với tàu bay vận chuyển hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, kinh doanh hàng không chung: Không quá 15 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 25 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê;

– Các loại tàu bay khác ngoài quy định tại điểm a, điểm b của khoản này: Không quá 20 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 30 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê.

Lưu ý: Các chủng loại tàu bay nhập khẩu vào Việt Nam được Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) hoặc Cơ quan an toàn hàng không châu Âu (EASA) hoặc Nhà chức trách hàng không Việt Nam cấp Chứng chỉ loại tàu bay.

(13 Điều 1 Nghị định số 89/2019/NĐ-CP)

e. Các điều kiện khác trong quá trình hoạt động kinh doanh vận tải hàng không như:

– Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không được thực hiện vận tải hàng không sau khi đáp ứng các quy định về Người khai thác tàu bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

– Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không phải đảm bảo số lượng tàu bay thuê có tổ bay đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:

+ Chiếm không quá 30% số lượng tàu bay;

+ Không quá 10 tàu bay.

– Biện pháp quản lý quyền vận chuyển hàng không

+ Hãng hàng không được cấp quyền vận chuyển hàng không có trách nhiệm tuân thủ lịch bay, giờ cất hạ cánh đã được xác nhận.

+ Cục Hàng không Việt Nam thực hiện các biện pháp bảo đảm việc tuân thủ lịch bay, giờ hạ cất cánh đã được xác nhận của các hãng hàng không.

(khoản 12, khoản 13 Điều 1 Nghị định số 89/2019/NĐ-CP)

 

III. THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY NGÀNH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập doanh nghiệp

(1) Loại hình doanh nghiệp:

Tùy theo số lượng thành viên góp vốn, nhu cầu và mong muốn mà Doanh nghiệp sẽ chọn loại hình phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay, có những loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và công ty cổ phần

(2) Tên doanh nghiệp:

Doanh nghiệp lưu ý tên doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau:

a. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

– Loại hình doanh nghiệp:

Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

– Tên riêng doanh nghiệp:

– Tên riêng doanh nghiệp: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

b. Những điều cấm khi đặt tên Doanh nghiệp

– Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

– Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định của luật doanh nghiệp, như sau:

+ Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-“, “_”;

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;

+ Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

(Xem thêm quy định về đặt tên doanh nghiệp tại: Điều 37, 38, 39 Luật Doanh nghiệp, Điều 18, 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

(3) Địa chỉ trụ sở: Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có); Công ty có thể đặt địa chỉ trụ sở chính tại Nhà ở riêng lẻ hoặc Toà nhà văn phòng, Địa điểm được nhà nước phê duyệt có công năng thương mại (được phép kinh doanh).

Lưu ý: Trụ sở công ty không đực đặt tại Nhà chung cư nếu Chung cư đó chỉ có chức năng để ở (tức không có chức năng kinh doanh).

(4) Vốn điều lệ: Vận tải hàng không là ngành nghề yêu cầu vốn pháp định. Tùy vào số lượng tàu bay mà doanh nghiệp phải đáp ứng số vốn pháp định để kinh doanh vận tải hàng không theo đúng quy định. Tuy nhiên, mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung là 100 tỷ đồng Việt Nam.

(Xem chi tiết mức vốn pháp định cụ thể tại Mục II nêu trên)

Lưu ý: Vốn điều lệ phải được góp đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày được Sở kế hoạch đầu tư cấp giấy phép Đăng ký kiinh doanh. Trường hợp đối với công ty cổ phần, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên nếu Điều lệ công ty quy định mức thời hạn góp vốn ngắn hơn thì phải tuân theo quy định đã cam kết đó.

(5) Ngành nghề kinh doanh:

Doanh nghiệp có thể kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Doanh nghiệp căn cứu quyết định 27/2018/QĐ-TTg để lựa chọn và đăng ký mã ngành phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Sau đây là một số mã ngành nghề thuộc lĩnh vực Vận tải hàng không

511 – 5110: Vận tải hành khách hàng không

Nhóm này gồm:

– Vận tải hành khách bằng đường không các chuyến bay thường lệ và không thường lệ;

– Vận tải hành khách các chuyến bay chở thuê;

– Vận tải hành khách các chuyến bay ngắm cảnh, thăm quan.

Nhóm này cũng gồm:

– Cho thuê máy bay có người lái để vận tải hành khách;

– Hoạt động hàng không như: Vận tải hành khách của các câu lạc bộ hàng không cho mục đích giáo dục hoặc vui chơi.

51101: Vận tải hành khách hàng không theo tuyến và lịch trình cố định

Nhóm này gồm:

– Vận tải hành khách bằng đường không các chuyến bay theo lịch trình và tuyến thường xuyên, cố định

51109: Vận tải hành khách hàng không loại khác

Nhóm này gồm:

– Vận tải hành khách các chuyến bay chở thuê với các địa điểm theo yêu cầu của khách hàng, các chuyến bay ngắm cảnh, thăm quan.

Nhóm này cũng gồm:

– Cho thuê máy bay có người lái để vận tải hành khách.

– Hoạt động hàng không như: Vận tải hành khách của các câu lạc bộ hàng không cho mục đích giáo dục hoặc vui chơi.

512 – 5120: Vận tải hàng hóa hàng không

Nhóm này gồm:

– Vận tải hàng hóa bằng đường không các chuyến bay thường lệ hoặc không thường lệ;

– Vận tải hàng hóa bằng đường không các chuyến bay không theo lịch trình;

– Phóng vệ tinh và tàu vũ trụ.

Nhóm này cũng gồm: Thuê máy bay có người lái để vận tải hàng hóa.

51201: Vận tải hàng hóa hàng không theo tuyến và lịch trình cố định

Nhóm này gồm:

– Vận tải hàng hóa bằng đường không các chuyến bay theo lịch trình và tuyến thường xuyên, cố định.

51209: Vận tải hàng hóa hàng không loại khác

Nhóm này gồm:

– Vận tải hàng hóa tới các địa điểm theo yêu cầu của khách hàng

Nhóm này cũng gồm: Cho thuê máy bay có người lái để vận tải hàng hóa.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu (tuỳ theo mỗi loại hình doanh nghiệp mà có mẫu Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp khác nhau);

b) Điều lệ công ty (áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh, công ty TNHH, Công ty cổ phần)

c) Danh sách thành viên góp vốn hoặc Danh sách cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh);

d) Bản sao các giấy tờ sau đây:

– Giấy tờ pháp lý (CMND/ CCCD/ Hộ chiếu) của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu của doanh nghiệp

– Giấy tờ pháp lý (CMND/ CCCD/ Hộ chiếu) của cá nhân đối với thành viên góp vốn công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý (Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký́ doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác) của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (Đối với trường hợp chủ sở hữu là tổ chức ủy quyền cho cá nhân quản lý phần vốn góp)

– Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

e) Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh

Bước 3: Nộp Hồ sơ:

– Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:

+ Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

+ Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 4: Nhận kết quả:

– Sau 3 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.

 

IV. NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1. Các thủ tục nào phải làm sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?

Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xem là hoàn thành nước đầu tiên trong việc thành lập công ty. Tuy nhiên, để công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty phải thực hiện các công việc ban đầu khi mới thành lập như sau:

– Khắc con dấu cho công ty;

– Treo biển tại trụ sở công ty;

– Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp

– Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;

– Thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu;

– Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

2. Các loại thuế, lệ phí nhà nước phải đóng sau khi thành lập công ty?

– Lệ phí môn bài: Năm đầu tiên được miễn lệ phí môn bài. Thời hạn nộp lệ phí Môn bài chậm nhất ngày 30/1 hằng năm. Nếu Vốn điều lệ đăng ký dưới 10 tỷ thì lệ phí môn bài là 2.000.000 đồng/năm , trên 10 tỷ thì lệ phí môn bài phải nộp là 3.000.000 đồng/năm

– Thuế thu nhập doanh nghiệp: Tùy vào mức doanh thu, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, công ty sẽ phải đóng số thuếtheo quy định pháp luật.

Thuế nhu nhập doanh nghiệp = (Doanh thu tính thuế –  tất cả các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của doanh nghiệp) x Thuế suất 20% (hoặc tuỳ hàng hoá/dịch vụ kinh doanh có được ưu đãi thuế suất doanh nghiệp hay không thì có thể có thuế suất thấp hơn 20%).

– Thuế giá trị gia tăng: Là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế suất GTGT đối với các ngành nghề có các mức 0%, 5%, 8%, 10% hoặc không chịu thuế tùy thuộc vào loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.

3. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không

a. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này 92/2016/NĐ-CP;

– Báo cáo (kèm tài liệu chứng minh) về việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh vận chuyển hàng không trong đó gồm các nội dung: Phương án về số lượng tàu bay dự kiến khai thác; phương án tổ chức bộ máy bảo đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận tải hàng không, phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm; nhãn hiệu dự kiến sử dụng; sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp;

– Bản chính văn bản xác nhận vốn:

Văn bản xác nhận vốn được quy định như sau:

+ Đối với vốn góp bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tự do chuyển đổi: Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận khoản tiền phong tỏa tại tổ chức tín dụng của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép; việc giải phóng khoản tiền phong tỏa tại tổ chức tín dụng chỉ được thực hiện sau khi tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoặc khi tổ chức, cá nhân nhận được văn bản thông báo từ chối cấp giấy phép;

+ Đối với vốn góp bằng tài sản trực tiếp phục vụ cho mục đích kinh doanh: Chứng thư thẩm định giá của tổ chức định giá có thẩm quyền xác nhận giá trị quy đổi thành tiền của tài sản tại thời điểm lập hồ sơ xin cấp phép theo quy định của pháp luật về thẩm định giá;

+ Đối với doanh nghiệp đang kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng tăng vốn, giảm vốn để đáp ứng quy định về vốn khi mở rộng, thu hẹp phạm vi kinh doanh, bổ sung, rút bớt ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khác quy định tại Nghị định này có thể sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán chấp nhận toàn phần của năm liền trước với thời điểm đề nghị hoặc văn bản bảo lãnh của ngân hàng làm văn bản xác nhận vốn hoặc báo cáo biến động vốn được kiểm toán tại thời điểm đề nghị.

– Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); nộp bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu chính) các giấy tờ sau: quyết định bổ nhiệm, hợp đồng lao động, bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của những người phụ trách quy định tại Điều 7 Nghị định 92/2016/NĐ-CP;

– Hợp đồng nguyên tắc hoặc thỏa thuận về việc mua, thuê mua hoặc thuê tàu bay;

– Bản sao Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp;

– Danh sách thành viên, cổ đông tại thời điểm nộp hồ sơ; danh sách thành viên, cổ đông phải đảm bảo đầy đủ các thông tin: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; chỗ ở hiện tại; tỷ lệ phần vốn góp hay số cổ phần nắm giữ; người đại diện quản lý phần vốn góp đối với thành viên, cổ đông là tổ chức; thỏa thuận góp vốn của các cổ đông, thành viên (bản sao có xác nhận của doanh nghiệp hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu).

b. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục Hàng không Việt Nam

c. Trình tự thủ tục

– Người đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin trong hồ sơ.

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam phải có văn bản trả lời người đề nghị và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

– Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định.

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp Bộ Giao thông vận tải không chấp thuận kết quả thẩm định thì có văn bản trả lời Cục Hàng không Việt Nam và nêu rõ lý do.

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Tờ trình của Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung. Trường hợp không cho phép, Thủ tướng Chính phủ thông báo tới Bộ Giao thông vận tải và nêu rõ lý do.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 92/2016/NĐ-CP hoặc thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc không cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không

(Điều 10 Nghị định 92/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi  Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 89/2019/NĐ-CP)

d. Lệ phí thực hiện:

Lệ phí thẩm định cấp phép lần đầu đối với Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không là: 20.000.000 đồng/lần cấp (Theo Thông tư 193/2016/TT-BTC chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không)

4. Các trường hợp hủy bỏ Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không

– Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không bị hủy bỏ trong các trường hợp sau đây:

+ Không duy trì vốn tối thiểu trong thời gian 03 năm liên tục;

+ Cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép;

+ Ngừng khai thác vận tải hàng không 36 tháng liên tục;

+ Không được cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép;

+ Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay bị thu hồi, hủy bỏ quá 36 tháng mà không được cấp lại;

+ Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung ghi trong Giấy phép;

+ Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về an ninh, quốc phòng;

+ Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về an ninh hàng không, an toàn hàng không, tổ chức bộ máy điều hành và hoạt động khai thác vận chuyển hàng không, hoạt động hàng không chung;

+ Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không;

+ Không còn đáp ứng đủ điều kiện cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật.

– Trong trường hợp Giấy phép bị hủy bỏ, Bộ Giao thông vận tải ra quyết định hủy bỏ giấy phép và doanh nghiệp phải chấm dứt ngay việc kinh doanh vận tải hàng không.

 

KHUYẾN NGHỊ CỦA LUẬT 3S:

[1] Đây là Bài viết khái quát chung về vấn đề pháp lý mà quý Khách hàng, độc giả của Luật 3S đang quan tâm, không phải ý kiến pháp lý nhằm giải quyết trực tiếp các vấn đề pháp lý của từng Khách hàng. Do đó, bài viết này không xác lập quan hệ Khách hàng –  Luật sư, và không hình thành các nghĩa vụ pháp lý của chúng tôi với quý Khách hàng.

[2] Nội dung bài viết được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định pháp luật có hiệu lực ngay tại thời điểm công bố thông tin, đồng thời bài viết có thể sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (nếu có). Tuy nhiên, lưu ý về hiệu lực văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại mà mọi người đọc được bài viết này. Do đó, cần kiểm tra tính hiệu lực của văn bản pháp luật trước khi áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý của mình hoặc liên hệ Luật 3S để được tư vấn giải đáp.

[3] Để được Luật sư, chuyên gia tại Luật 3S hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, quý Khách hàng vui lòng liên hệ Luật 3S theo thông tin sau: Hotline: 0363.38.34.38 (Zalo/Viber/Call/SMS) hoặc Email: info.luat3s@gmail.com

[4] Dịch vụ pháp lý tại Luật 3S:

Tư vấn Luật | Dịch vụ pháp lý | Luật sư Riêng | Luật sư Gia đình | Luật sư Doanh nghiệp | Tranh tụng | Thành lập Công ty | Giấy phép kinh doanh | Kế toán Thuế – Kiểm toán | Bảo hiểm | Hợp đồng | Phòng pháp chế, nhân sự thuê ngoài | Đầu tư | Tài chính | Dịch vụ pháp lý khác …

Tin tức liên quan